Bài đăng
Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu mất tích nhiều ngày khi về Việt Nam
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Ngày 30 tháng 10 năm 2024, trên trang Facebook cá nhân của nhà báo tự do Le Trung Khoa loan tin, ông Bùi Thanh Hiếu hay còn gọi là Người Buôn Gió đã mất tích hơn 10 ngày nay. Ông Hiếu là người chuyên đưa tin về nội bộ tối cao của nhà cầm quyền Cộng sản. Ông Hiếu cùng vợ và 2 con định cư ở bên Đức khoảng 10 năm nay. Cách đây khoảng 2 tháng, nhận được tin mẹ ở Hà Nội nhập viện cấp cứu do tuổi già yếu, ông Bùi Thanh Hiếu đã bay về Việt Nam và bị câu lưu ở phi trường Nội Bài, sau đó bị áp tải lên phi cơ về Đức. Trên trang Facebook cá nhân, ông Hiếu cho biết, phía an ninh đã hỏi ông, ai là người đã cung cấp những thông tin nội bộ về “triều đình” Cộng sản cho ông Hiếu, đồng thời yêu cầu ông Hiếu ngừng viết bài liên quan đến nhà cầm quyền. Cách đây khoảng 3 tuần, vợ và 2 con của ông Bùi Thanh Hiếu bay thẳng từ Đức về Việt Nam và được nhập cảnh bình thường. Ngày 20 tháng 10, ông Hiếu bay từ Đức về Bangkok, Thái Lan, và sau đó bay về Việt Nam, sau khi ông Hiếu nhận được tin nhắn của Đại sứ quán...
Blogger Thái Văn Đường bị kết án 12 năm tù vì tội 'chống phá Nhà nước'
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 30/10/2024 đã kết án blogger Đường Văn Thái 12 năm tù giam và ba năm quản chế trong một phiên tòa xử kín, không có sự tham dự của gia đình. Một nguồn tin biết rõ về phiên tòa không muốn nêu danh tính vì lý do an toàn cho RFA biết kết quả của phiên xử bắt đầu từ 8 giờ sáng và kết thúc vào chiều cùng ngày. Ông Đường Văn Thái (hay còn được biết đến với tên Facebook Thái Văn Đường) là người nổi tiếng vì đã đưa tin về tình trạng tham nhũng của các quan chức trong Đảng, Chính phủ Việt Nam và đưa các tin này lên mạng xã hội. Theo nguồn tin, tại phiên tòa, ông Thái bị kết tội đăng tải hàng chục video clips và bài viết trên Facebook và YouTube có nội dung “chống phá Đảng và Nhà nước” theo khoản 2 “phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” của Điều 117 “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong Bộ luật Hình sự. Ông Thái, 42 tuổi, đào thoát sang Thái Lan tị nạn ...
Công an Việt Nam đề nghị Đức đổi bà Nhàn AIC lấy Trịnh Xuân Thanh
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Marina Mai là nữ nhà báo người Đức từng có rất nhiều bài viết về Việt nam. Mới đây, bà lại có bài giật gân đề cập đến nhân vật Nguyễn Thị Thanh Nhàn - quả bom nổ chậm trên sân khấu chính trường Việt Nam. Bà Nhàn từng may mắn hơn Trịnh xuân Thanh là đã chạy thoát qua Đức và được chấp nhận tị nạn thành công. Nếu người phụ nữ này (như nội dung bài viết) được giao nộp cho phía Việt Nam thì kể như số phận của Thủ tướng Phạm Minh Chính coi như chấm dứt. Ông sẽ là tứ trụ tiếp theo sau những Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ bị cơn bão họ Tô nghiền nát. Sau đây là nội dung bài báo của Maria Mai: Sau vụ an ninh Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại sở thú Tiergarten, giờ đây, họ dường như đang nhắm đến một nạn nhân khác. Việt Nam được cho là đã đề xuất một thỏa thuận với chính phủ CHLB Đức, đó là họ sẽ thả Trịnh Xuân Thanh, nhân vật bị bắt cóc tại Đức vào năm 2017 – nhưng kèm theo một điều kiện khá khó nhằn. Berlin "TAZ" - Vào thứ Hai 21/10/2024, một phái đoàn củ...
Trần Cẩm Tú làm Thường trực Ban bí thư, một thắng lợi cho phe Nghệ An - Hà Tĩnh?
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Ông Trần Cẩm Tú, người đứng đầu bộ máy kỷ luật của Đảng, vừa được chỉ định làm Thường trực Ban bí thư, thay cho ông Lương Cường, người mới được bầu làm Chủ tịch nước vài ngày trước đó. Ngày 25/10, Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, giữ chức Thường trực Ban Bí thư. Theo quyết định này, bên cạnh chức danh mới, ông Tú vẫn kiêm nhiệm các chức vụ cũ là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Bí thư Trung ương Đảng. Dưới thời ông Tú làm chủ nhiệm, từ đầu khóa 13 cho đến nay đã có đến 14 ủy viên trung ương và 7 ủy viên Bộ Chính trị bị đưa ra kỷ luật, trong đó có những người bị kỷ luật ở mức cao nhất là khai trừ. Vị trí thường trực Ban Bí thư nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay đã chứng kiến đến bốn sự thay đổi về nhân sự. Như vậy, ông Tú là người thứ tư sau ông Võ Văn Thưởng, bà Trương Thị Mai (nghỉ do bị kỉ luật) và ông Lương Cường giữ chức thường trực Ban bí thư trong khóa ...
Vai trò của Lương Cường trên chính trường Việt Nam trước sức mạnh của Tô Lâm
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
RFA_ Chức danh Chủ tịch nước vốn được coi là mang tính nghi lễ và ít ảnh hưởng đến chính trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị hiện nay, vị trí này vẫn có tầm quan trọng nhất định trong hệ thống chính trị, theo nhận định của một nhà quan sát chính trị Việt Nam. Dàn xếp trong Đảng Đại tướng Lương Cường, 67 tuổi, xuất thân từ quân đội, vừa chính thức nhậm chức Chủ tịch nước vào ngày 22/10. Với gần 50 năm binh nghiệp, ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Chính ủy Quân đoàn 2, Chính ủy Quân khu 3. Năm 2011, ông làm Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân, và năm năm sau được thăng chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Tháng 1/2019, ông Lương Cường được phong hàm Đại tướng, trở thành người thứ 15 mang quân hàm cao nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đến tháng 5/2024, ông giữ chức Thường trực Ban Bí thư, thay cho bà Trương Thị Mai, người bị đồn đoán có dính líu tới các sai phạm ở dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng. Chỉ năm tháng sau khi rời quân đội, ông Lương Cường chính...
Thấy gì từ việc ông Tô Lâm bỏ vị trí chủ tịch nước?
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
RFA_ Diễn biến mới nhất trên chính trường Việt Nam, chiều 21 tháng Mười, 2024, ông Lương Cường được bầu làm chủ tịch nước mới. Ông Tô Lâm giờ đây chỉ còn giữ vị trí tổng bí thư quyền lực nhất. Sự kiện này làm cho nhiều nhà quan sát đặt ra câu hỏi về quyền lực của ông Tô Lâm hiện nay và chính trị Việt Nam trong tương lai. “Người đứng đầu trong số những người ngang hàng” Cụm từ tiếng Latin “Primus inter pares” được cho là cụm từ phù hợp nhất để mô tả vị trí của ông Tô Lâm trên chính trường Việt Nam. Cụm từ này có nghĩa “người đứng đầu trong số những người ngang hàng.” Trao đổi với RFA, cả Giáo sư Carl Thayer ở Đại học UNSW Canberra, Australia, và Giáo sư Zachary Abuza ở Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, đều có cùng nhận định như vậy. Nhà độc tài là lãnh đạo chính trị nắm quyền lực tuyệt đối và không có giới hạn. Và với việc trao chức chủ tịch nước cho ông Lương Cường, Giáo sư Carlyle Thayer cho rằng ông Tô Lâm hiện “không phải là một nhà độc tài”. Sự hạn c...
Yếu tố Trung Quốc trong lựa chọn nhân sự cấp cao Việt Nam
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
RFA_ Hôm 21 tháng 10 năm 2024, Đại tướng quân đội Lương Cường được bầu vào chức Chủ tịch nước Việt Nam với số đại biểu tán thành tuyệt đối 440/440, thay cho ông Tô Lâm, khiến nhiệm kỳ Chủ tịch Nước của ông Tô Lâm tồn tại vỏn vẹn đúng năm tháng. Mười ngày trước khi được bầu vào chức Chủ tịch nước, ông Lương Cường với vai trò Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đến Bắc Kinh gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ. Tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao; đề nghị hai bên phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác, giao lưu trên kênh Đảng; triển khai tốt các cơ chế đối thoại trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh… Việc ông Lương Cường qua Trung Quốc ngay trước khi được bầu vào chức Chủ tịch nước, được một số nhà quan sát tình hình chính trị cho rằng, có yếu tố Trung Quốc trong việc sắp xếp nhân sự...
Đại tướng Lương Cường là tân Chủ tịch nước thay Tô Lâm
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Chiều 21/10, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15. Nghị quyết bầu ông Lương Cường làm chủ tịch nước được Quốc hội thông qua với 440/440 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày dự thảo nghị quyết của Quốc hội bầu chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lương Cường, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư. Thực ra, ghế chủ tịch nước của ông Lương Cường đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định từ trước. Chiều 20/10, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết tại hội nghị lần thứ 10 (diễn ra từ ngày 18-20/9), Trung ương Đảng đã biểu quyết giới thiệu nhân sự đủ điều kiện để bầu chủ tịch nước. Bà Hải nói việc thực hiện quy trình bầu chủ tịch nước là "cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Quốc hội". Như vậy, việc bầu chủ tịch nước tại Quốc hội chỉ là thủ tục tái khẳng định ý chí của Đảng Cộng sản Việt Nam tr...
Lương Cường thăm Trung Quốc trước cuộc bỏ phiếu Chủ tịch nước, bàn gì với Tập Cận Bình?
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
BBC_ Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lương Cường đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ hôm 11/10 tại Bắc Kinh. Chuyến thăm Trung Quốc của ông Lương Cường cùng đoàn Việt Nam kéo dài từ 9-12/10, theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một điều đáng chú ý là khác với các chuyến thăm cấp cao gần đây, báo chí Việt Nam không đưa tin rộng rãi trước và trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Cường. Hai ngày sau khi ông Cường và đoàn Việt Nam tới Trung Quốc, tới đêm 11/10, một số báo Việt Nam mới bắt đầu đưa tin về cuôc gặp giữa ông Lương Cường với ông Tập Cận Bình và cuộc hội đàm với ông Thái Kỳ. Báo Việt và báo Trung đưa tin về sự kiện ra sao? Ông Lương Cường, tại buổi gặp, đã nhấn mạnh chuyến thăm này nhằm quán triệt và thực hiện "nhận thức chung" của đảng cộng sản hai nước, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai theo phương châm ...
Tô Lâm tiếp tục truy nã bà Nhàn AIC để dồn ép Phạm Minh Chính và phe Quân đội?
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Lê Trung Khoa_ Trước Hội nghị Trung ương bất thường ngày 3/8 năm nay, dư luận trên mạng xã hội cho rằng, ông Tô Lâm đang tìm mọi cách để loại Thủ tướng Phạm Minh Chính ra khỏi cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư. Nguồn tin nội bộ của tờ Thoibao khi đó đã tiết lộ, ông Tô Lâm đã cho tay chân tiến hành lùng sục, để tìm ra bằng chứng, nhằm truất phế Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhưng không thành công. Mới nhất, ngày 4/10, truyền thông nhà nước đưa tin, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC, tiếp tục bị truy nã theo quyết định của cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an. Công luận đặt câu hỏi, vì sao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, dù đang trong tình cảnh “tứ bề thọ địch – thù trong giặc ngoài”, nhưng vẫn tiếp tục ra lệnh truy nã bà Nhàn AIC, nhằm mục đích gì? Liệu điều này có liên quan đến tương lai của Thủ tướng Phạm Minh Chính hay không? Tin báo chí Israel, được RFA Tiếng Việt trích dẫn, cho rằng nguyên nhân thực sự đằng sau vụ truy nã bà Nhàn, là các thoả thuận...
Kênh đào Phù Nam Techo phô bày rạn nứt quan hệ Việt Nam – Campuchia
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Trung Quốc có thể được lợi lâu dài từ dự án “Niềm tự hào của người Khmer” Kế hoạch xây dựng kênh đào của Campuchia – một công trình nối thủ đô và bờ biển của nước này nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào các cảng của Việt Nam – đã và đang làm dấy lên rất nhiều câu hỏi về tính khả thi kinh tế cũng như tác động môi trường của dự án. Trong bài phóng sự này, RFA tìm hiểu những tác động có thể có của việc xây dựng kênh đào Phù Nam Techo đã được hoạch định, đối với mối quan hệ Việt Nam - Campuchia. Ông Hun Sen, lãnh đạo kỳ cựu của Campuchia và con trai ông, Thủ tướng Hun Manet, đã tiến hành một chiến dịch nhằm tập hợp sự ủng hộ cho dự án kênh đào Phù Nam Techo – một dự án mà họ cho là mang tinh thần dân tộc Campuchia, tạo nên một làn sóng tự hào dân tộc của người Campuchia. Nhưng điều này cũng cho thấy những vết rạn nứt ẩn chứa trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, hai nước láng giềng vốn có số phận gắn bó với nhau ngay từ những ngày đầu lịch sử của hai nước, đặc biệt kể từ khi Việt Nam đánh b...
Nhóm lợi ích ở Bộ TNMT: Cặp bài trùng Lê Thanh Thản và Nguyễn Minh Quang
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Bài viết dưới đây của Blogger Bùi Thanh Hiếu hé lộ mối quan hệ giữa Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Quang Minh (người Hà Tĩnh) và ông chủ Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản (người Nghệ An). Họ có liên quan gì tới Vương Đình Huệ? Daingu.com xin trích dẫn toàn bộ bài viết này: Nhóm lợi ích ở bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Thanh Hiếu_Nguyễn Minh Quang có thời gian dài làm cán bộ ở Lai Châu. Từ năm 1985 làm giáo viên trường trung cấp nông nghiệp tỉnh Lai Châu rồi đến bí thư tỉnh uỷ Lai Châu năm 2006. Thập niên 80 đến 90 Lê Thanh Thản làm cán bộ và từng giữ chức Phó Chánh Văn Phòng Huyện Uỷ Mường Lay, còn Nguyễn Minh Quang từng là bí thư huyện Mường Lay. Lúc này thì Nghệ An, Hà Tĩnh là một tỉnh. Cho nên ngoài tình đồng chí. Giữa Thản và Quang còn có tình đồng hương. Trước đó còn làm chuyên viên ban kinh tế của tỉnh Quang đã móc ngoặc với Thản, làm bình phong cho Thản buôn bán xe máy nhập lậu, cả hai tạo dựng được số vốn kha khá. Đến thời đổi mới của bất động sản, khi Quang l...
Thấy gì từ cuộc gặp giữa Tô Lâm và Joe Biden ở New York?
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Vào đêm 25/9/2024 giờ Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại New York, bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. “Chúng tôi đoàn kết xây dựng một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và an toàn hơn, cam kết tự do hàng hải và tôn trọng pháp luật,” Tổng thống Joe Biden phát biểu, ca ngợi những nỗ lực chung của hai quốc gia kể từ khi nâng cấp quan hệ ngoại giao trong chuyến thăm Việt Nam của ông Biden vào tháng 9/2023. Ông Biden cũng nhấn mạnh đến các khoản đầu tư vào bán dẫn và chuỗi cung ứng cũng như “sự hợp tác chưa từng có về an ninh mạng” với Việt Nam, trong khi ông Tô Lâm đáp lại bằng cách ghi nhận “những đóng góp mang tính lịch sử” của ông Biden cho mối quan hệ song phương, theo Bloomberg. Cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York nhấn mạnh tầm quan trọng về mặt địa chính trị ngày càng tăng của Việt Nam. Ông Tô Lâm khẳng định quan hệ Việt Nam - Mỹ có nhiều nét rất đặc biệt, trong 50 năm qua, từ cựu thù trở thành đối tác, đối tá...
Cuộc 'đảo chính' của Tô Lâm sẽ đi xa tới đâu?
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Cuộc bỏ phiếu quan trọng bầu chọn cho vị trí Chủ tịch nước trong tháng 10/2024 sẽ đánh giá quyền lực của Tô Lâm, cựu bộ trưởng công an, sau cuộc "đảo chính" để nắm giữ chiếc ghế quyền lực Tổng Bí thư. Khác với Trung Quốc nằm dưới sự lãnh đạo tối cao của ông Tập Cận Bình, Việt Nam - quốc gia Cộng sản anh em không bị cai trị bởi một nhà lãnh đạo duy nhất. Trong bốn thập kỷ qua, Việt Nam đã được điều hành bởi hệ thống “tứ trụ”, bao gồm bốn vị trí: Tổng bí thư Đảng Cộng sản (ĐCS), Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Cơ cấu này – được thiết kế để ngăn ngừa việc thể thâu tóm quyền lực vào một người - đã phục vụ tốt quốc gia độc Đảng cho đến tận hôm nay khi cụm từ “đảo chính cung đình” đang được xì xào khắp Hà Nội. Cựu bộ trưởng công an Tô Lâm đã được bầu làm Chủ tịch nước vào tháng 4 năm nay sau khi ông này buộc hai người tiền nhiệm của mình là ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng phải từ chức trong vòng hai năm. Sau đó, ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ...