Bài đăng

Phu nhân Tô Lâm là ai, Tô Lâm có mấy đời vợ?

Vợ con Tô Lâm là ai, những thông tin về người vợ đầu Nguyễn Thị Kim Loan và người vợ thứ hai Ngô Thị Phương Ly (Ngô Phương Ly) của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, được nhà báo Lê Trung Khoa cập nhật để mọi người cùng biết. Ngày 18/8/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên bà Ngô Thị Phương Ly tháp tùng chồng đi công du nước ngoài. Vậy vợ Tô Lâm là ai? Bà Ngô Thị Phương Ly, sinh năm 1970, tức là nhỏ hơn Tô Lâm tới 13 tuổi. Đây là người vợ thứ hai của Tô Lâm. Người vợ đầu của Tô Lâm là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1959, chỉ kém Tô Lâm 2 tuổi. Bà Ngô Thị Phương Ly (quê quán Thanh Trì - Hà Nội) là một nữ nhà báo, hiện nay làm Trưởng phòng Văn hóa Nghệ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam. Bà từng là một trong những người phát triển chương trình "Người xây tổ ấm" của kênh VTV3. Bà có 2 con với Chủ tịch nước, Tổng bí thư Tô Lâm, tất cả đều là con gái, trong đó Tô Hà Linh là chị cả.  Người vợ đầu của Tô Lâm là ai? T

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang được bầu vào Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa 13. Văn phòng Trung ương Đảng hôm 16/8 cho biết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã họp để xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ. Theo đó, cơ quan này đã quyết định giới thiệu nhân sự và cho ý kiến để Bộ Chính trị giới thiệu nhân sự kiện toàn lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 theo quy định. Tại cuộc họp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, vào Bộ Chính trị. Như vậy, ông Lương Tam Quang đã chính thức gia nhập nhóm quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với sự bổ sung ông Quang, Bộ Chính trị Việt Nam hiện có 15 ủy viên. Cũng trong ngày 16/8, Ban Bí thư đã có sự bổ sung với ba gương mặt mới, trong đó có Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ Công an, Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Cả ông Quang và ông Ng

Nguyễn Phú Trọng và vụ án Ciputra gây thiệt hại 3000 tỷ đồng

Dưới thời Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt giá thu hồi đất dự án Ciputra sớm hơn 16 ngày so với thời điểm công bố giá đất của Luật đất đai, gây thất thu cho nhà nước 3.000 tỷ đồng, qua đó làm lợi cho chủ đầu tư dự án. Nguyễn Phú Trọng với trách nhiệm người đứng đầu đáng ra phải bị xử lý nhưng vẫn "thoát tội" để rồi trở thành Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Trách nhiệm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong dự án Ciputra Hà Nội Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) là một trong những khu đô thị mới đầu tiên do nhà đầu tư Indonesia và Việt Nam hợp tác liên doanh xây dựng tại Hà Nội năm 2002, có quy mô lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích hơn 300ha, tổng số vốn khoảng hơn 2 tỷ USD. Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỷ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội”. Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14 tháng 12 năm 2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam

Xu hướng Bộ Công an trị với nhiều nhân vật làm ủy viên Bộ chính trị

Bùi Thanh Hiếu_ Anh Duy Ngọc làm chủ nhiệm văn phòng trung ương đảng, nhưng vẫn giữ chức thủ trưởng cảnh sát điều tra BCA, vẫn biên chế thứ trưởng trong Bộ Công An. Một thời gian sau mới thay người khác. Anh Tô Lâm làm TBT kiêm CTN. Còn anh Lương Cường lên làm thường trực ban bí thư, là ghế tổng cục chính trị có anh tướng  Quyết thay. Anh Nguyễn Trọng Nghĩa làm trưởng ban tuyên giáo, là cũng rời ghế phó tổng cục chính trị để Minh thay. Các anh công an tài giỏi, một anh công an có thể gánh vác được nhiều việc quan trọng, chứ các anh quân đội không thể một mình làm hai việc được. Chính vì thế nên trong BCT bây giờ nhiều anh công an, như anh Lâm, Nên, Trạc, Bình, Chính.... sắp tới là anh Quang, khéo rồi thêm cả anh Duy Ngọc. Xu hướng các anh công an làm uỷ viên BCT tăng dần theo từng khoá gần đây. Khoá 10 có anh Ba Dũng và Lê Hồng Anh. Khoá 11 có các anh uỷ viên BTC là công an, đó là anh Ba Dũng, anh Lê Hồng Anh, anh Trần Đại Quang. Khoá 12 có các anh Chính, Lâm, Trương Hoà Bình, Trần Đại

Thiếu tướng Vũ Hồng Văn em vợ Tô Lâm giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Em vợ trước của Tô Lâm, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn với quá trình phong quân hàm thần tốc, vừa được bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan đầy quyền lực của Đảng. Quá trình phong quân hàm của Thiếu tướng Vũ Hồng Văn: 1999 Thiếu úy, 2001 Trung úy, 2004 Thượng úy, 2007 Đại úy, 2010 Thiếu tá, 2013 Trung tá, 2014 Thượng tá, 2015 Đại tá, 2021 Thiếu tướng. Sáng 8/8/2024, tại Kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã trao Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII đối Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Thiếu tướng Vũ Hồng Văn sinh năm 1976 quê Hưng Yên, đã kinh qua các chức vụ: Phó Chính ủy, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk; Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an. Thiếu tướng Vũ Hồng Văn là em vợ cũ

Báo chí quốc tế bình luận việc Tô Lâm giữ chức Tổng bí thư

Sau khi ông Tô Lâm nhậm chức tổng bí thư, nhiều trang báo quốc tế đã đưa tin về sự kiện này với những lời bình luận khác nhau. Tờ New York Times cho rằng việc bổ nhiệm này mang lại cho ông Tô Lâm cơ hội để củng cố vị trí của mình trong nội bộ đảng trước Đại hội 14. Trên Reuters, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu khách mời thuộc Viện ISEAS (Singapore), nhận định việc Việt Nam có tổng bí thư mới có thể là dấu hiệu cho thấy đấu đá nội bộ sẽ tạm lắng. Sau khi ông Tô Lâm lên làm tổng bí thư hôm 3/8, lãnh đạo nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nga, Lào và Campuchia, đã gửi điện chúc mừng. Đánh giá với BBC News Tiếng Việt ngày 3/8, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm tại Đại học New South Wales (Úc), cho rằng việc ông Tô Lâm nhậm chức tổng bí thư “không phải là điều bất ngờ”. ‘Tạm ngưng đấu đá nội bộ’? Ngày 3/8, Reuters dẫn nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang về việc ông Tô Lâm nhậm chức tổng bí thư: "Đây là dấu hiệu cho thấy sự tạm ngưng của các

Tân Tổng bí thư Tô Lâm

Tại hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sáng ngày 3/8, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được bầu làm tổng bí thư nhiệm kỳ Đại hội Đảng 13, thay cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị bất thường này diễn ra tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, ghế tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam bị trống và Chủ tịch nước Tô Lâm được giao điều hành tạm thời. Bài toán mà Đảng Cộng sản cần giải là ai sẽ làm tổng bí thư từ nay cho tới Đại hội 14, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2026. Do đó, hội nghị bất thường của Trung ương Đảng vào sáng 3/8 là để kiện toàn chức danh tổng bí thư, bởi vì Đảng không thể không có người đứng đầu. Tại hội nghị lần thứ 9 hồi tháng 5, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao phương án kiện toàn chức danh chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và bầu bổ sung 4 ủy viên Bộ Chính trị. Lúc bấy giờ, ông Tô Lâm đã được Đảng giới thiệu và Quốc hội bầu làm chủ tịch nước, thay thế ông Võ Văn Thưởng vừa thôi chức. Tổng Bí thư,

Tô Lâm làm Tổng bí thư, Lương Cường là tân Chủ tịch nước

Nguồn tin nội bộ Đảng loan truyền hôm  2/8/2024 cho biết, Tô Lâm sẽ giữ ghế Tổng bí thư thay Nguyễn Phú Trọng, trong khi Đại tướng Lương Cường sẽ làm Chủ tịch nước thay Tô Lâm. Theo Facebook nổi tiếng Le Nguyen Huong Tra đăng tải bài viết nội dung: "Tra cứu thần số học hôm nay: Số 2 lên thay số 1, số 5 lên số 2" . Như vậy cán bộ công an lên làm cán bộ Đảng, còn cán bộ Đảng (xuất thân quân đội) lại sang làm cán bộ nhà nước. Nhà báo Lê Trung Khoa cũng tiết lộ, kết quả cuộc họp Bộ Chính trị hôm  2.8.2024 tại Văn phòng Trung ương Đảng. Theo đó, một nguồn tin nội bộ cho biết: " Hôm nay họp BCT xong rồi. 13/14 phiếu Ủy viên Bộ Chính trị phản đối đề nghị nhất thể hóa 2 chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Tô Lâm sẽ lên Tổng bí thư, Lương Cường lên Chủ tịch nước, Trần Cẩm Tú lên Thường trực Ban Bí thư. Tuy nhiên, nhóm Miền Nam vẫn chưa đồng ý hoàn toàn với sắp xếp nhân sự trên, có thể sẽ còn có phản ứng của nhóm này ".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ngôi vị quyền lực: cuộc hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam khi liên tiếp làm tổng bí thư ba nhiệm kỳ chưa từng có tiền lệ thì cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng từng được coi là nhân vật quyền lực số 1 trước thềm Đại hội 12. Một nhà quan sát giấu tên từ Hà Nội nói với BBC rằng, từ sau Đại hội 12 vào tháng 1 năm 2016, quyền lực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng gia tăng khi loại trừ thành công đối thủ chính trị lớn nhất - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. "Việc loại trừ Thủ tướng Dũng không chỉ giúp Đảng giành lại quyền lực từ tay chính phủ mà còn là phát súng khai hỏa chiến dịch chống tham nhũng, chống xa rời lý tưởng và chống diễn biến trong nội bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một cơ quan mà ông Dũng đã thao túng suốt nhiều năm." Thời kỳ Đảng Cộng sản suy yếu Trước Đại hội Đảng 2016, bức tranh chính trị Việt Nam dường như có dấu hiệu ly khai khi quyền lực của chính phủ trở nên mạnh hơn, từ thời ông Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải và đỉnh điểm là ông

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được cho là đã từ trần lúc 1:30 ngày 18/8/2024 sau thời gian điều trị bệnh nặng. Trước đó, Bộ chính trị đã phâm công Tô Lâm thay ông Trọng điều hành Đảng, cũng như trao tặng Huân chương sao vàng cho TBT Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nhà báo Kim Van Chinh đăng lên Facebook cá nhân trích dẫn nguồn tin nội bộ thân cận cho biết, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chết vào chiều ngày 18/7/2024. Nội dung như sau: " Theo các nguồn tin ăn khớp nhau, bác… đã ra đi từ chiều ngày 18-7-2024, giờ Mùi, 13:30. Vì lý do an ninh quy định về tin tức chính thức đối với lãnh đạo, tên bác tạm thời để trống bằng ." Nhà báo Lê Trung Khoa của tờ Thời Báo ở Đức cũng xác nhận thông tin này. Bài viết trên trang Thoibao.de ghi rõ:  " Ông Trọng chết sáng nay 18/7/2024, lúc 1:30 giờ. Từ ngày mai 19/7 sẽ hoãn tất cả các chương trình văn hóa nghệ thuật trên cả nước để chuẩn bị Quốc tang. Ban Tuyên giáo TW đã chuẩn bị tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng và bả

Tô Lâm chiếm lợi thế làm Tổng bí thư nhiệm kỳ tới sau khi ông Trọng qua đời

Cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm - người vừa được Đảng chọn làm Chủ tịch nước vào tháng năm vừa qua - đang đứng trước cơ hội trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào nhiệm kỳ tới khi có những thông tin về tình hình sức khỏe ngày một yếu của đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng. RFA phỏng vấn Giáo sư Zachary Abuza - giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown - về tình hình chính trị Việt Nam vào lúc này. RFA: Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam mới đây đã phân công ông Tô Lâm điều hành Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư để tập trung điều trị tích cực cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo ông, điều này cho thấy dấu hiệu gì trong tình hình chính trị Việt Nam vào lúc này? Zachary Abuza: Sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng đã không được tốt trong một thời gian dài. Nên điều này không có gì mới. Ông ấy đã không tham gia nhiều cuộc họp quan trọng kể từ cuối năm 2023 và nhiều nhân vật quan trọng phải thay thế cho ông

Chủ tịch nước Tô Lâm thay tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng điều hành Đảng và Bộ Chính Trị

Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam hôm nay, 18/07/2024, ra thông báo cho biết tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngừng điều hành các công việc của Đảng vì lý do sức khỏe, và chỉ định chủ tịch nước Tô Lâm thay thế. Theo thông báo của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian vừa qua đã ‘‘ vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe ’’, nhưng hiện tại ông Trọng cần được ‘‘ tập trung điều trị tích cực ’’. Vì vậy, Bộ Chính Trị quyết định ‘‘ phân công ’’ ông Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ tịch nước, ‘‘ chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính Trị, Ban Bí thư ’’. Thông báo của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam không cho biết chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đảm trách nhiệm vụ này trong thời hạn bao lâu, cũng như không giải thích lý do gì khiến tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải ‘‘ tập trung điều trị tích cực ’’. Nguyên bộ trưởng Công An Tô Lâm, 67 tuổi, trở thành chủ tịch nước Việt Nam từ tháng 5/2024, được giới quan sát xem như

Cú 'xuất mã' của Tân chủ tịch Tô Lâm và phép thử kênh đào Phù Nam Campuchia

Lê Quốc Quân_Bằng cách “xuất mã” sang Lào rồi đến Campuchia, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định lại ưu tiên quan trọng của Việt Nam đối với hai nước láng giềng vốn từng thân thiết từ xưa. CÚ "XUẤT MÃ" CỦA TÂN CHỦ TỊCH TÔ LÂM VÀ PHÉP THỬ FUNAN TECHO Việt Nam đang theo đuổi chính sách ngoại giao “cây tre”, đu dây giữa các cường quốc, nhưng ưu tiên sát sườn nhất vẫn là với những người anh em truyền thống. Bộ ngoại giao Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh đến việc ưu tiên quan hệ với Lào và Campuchia trong chính sách đối ngoại của mình. Theo thứ trưởng ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời báo chí thì chuyến đi từ ngày 11-13 tháng 7 này khẳng định sự “đoàn kết gắn bó keo sơn giữa 3 nước anh em”. Theo ông Việt thì không chỉ gắn bó về mặt địa lý và chính trị mà Việt Nam tiếp tục là một trong những đối tác thương mại của hai nước. Tổng cục thống kê cho biết Việt Nam đang có 255 dự án đầu tư tại lào với số vốn trên 5 tỷ USD. Kim ngạch thương mạ

Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm thành công kiểm soát BCA

Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm. Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo. Ngày 28/5/2024, Tô

Osin Huy Đức bị bắt và bị khám nhà

Nhà báo Trương Huy San, tức Osin Huy Đức bị bắt và bị khám nhà là thông tin nổi bật trên mạng xã hội những ngày đầu tháng 6. Một số người bạn xác nhận không liên lạc được với Huy Đức. Tài khoản Facebook cũng bị đóng, trong khi Cô Gái Đồ Long Lê Nguyễn Hương Trà lên tiến xác nhận công an đã tới khám nhà và mời Osin Huy Đức lên làm việc. Chiều ngày 1/6, nhà báo Huy Đức (tên thật là Trương Huy San) vắng mặt không lý do tại buổi trò chuyện chuyên đề ở chương trình Cà Phê Thứ Bảy, ở Times City Hà Nội. Không ai gọi được cho ông, và đây là chuyện bất thường vì ông Huy Đức không bao giờ bỏ hẹn mà không báo trước. Đến tối Thứ Bảy, tin tức mới được truyền đi trên mạng xã hội bởi những người sống gần nhà ông Huy Đức nhìn thấy hơn chục công an thường phục, sắc phục bao vây là khám xét nhà, như khám xét một tội phạm ma túy. Đến khoảng 9 giờ tối, trang Facebook Lê Nguyễn Hương Trà đưa tin đầu tiên “Đang khám xét nhà, bắt khẩn cấp nhà báo Huy Đức”. Facebook Lê Nguyễn Hương Trà cập nhật tình hình Osin