Bài đăng

Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm thành công kiểm soát BCA

Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm. Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo. Ngày 28/5/2024, Tô

Sai phạm của Võ Văn Thưởng liên quan Tập đoàn Phúc Sơn thời làm bí thư Quảng Ngãi

Sai phạm của Võ Văn Thưởng thời còn làm bí thư Quảng Ngãi liên quan tới  Hậu Pháo, chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, được cho là "lá bài" để loại bỏ ông khỏi chức vụ chủ tịch nước, và xa hơn nữa là chiếc ghế Tổng Bí Thư đầy quyền lực. Theo nhà báo Lê Văn Đoành, ông Thưởng cùng ban lãnh đạo Quảng Ngãi đã chủ trương giao dự án Tuyến đường bờ nam sông Trà Khúc. Chưa kể, Nguyễn Công Khế bị cáo buộc bán đất công báo Thanh Niên cho tư nhân gây thất thoát, thời ông Thưởng làm bí thư đoàn. Vi phạm của Võ Văn Thương liên quan tập đoàn Phúc Sơn Năm 2011, khi đang là Uỷ viên Trung ương khoá 11, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Võ Văn Thưởng được điều động về làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, thay cho Nguyễn Hoà Bình về nắm Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao. Năm 2012, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu (con nuôi Trịnh Đình Dũng, Uỷ viên Trung ương khoá 11, bộ trưởng Bộ Xây dựng), trúng thầu dự án Tuyến đường bờ nam sông Trà Khúc, Quảng Ngãi có vốn

Tô Lâm và cái bẫy Chủ tịch nước

Blogger Bùi Thanh Hiếu có bài phân tích xung quanh việc ông Thưởng bị phế truất chức chủ tịch nước và người thay thế trong tương lai. Những tưởng Tô Lâm là đạo diễn, nhưng biết đâu ông lại là nạn nhân bị "dí" chiếc ghế đầy đen đủi? Tấm gương Trần Đại Quang còn đó. Ông rời bộ công an để lên chức CTN, rồi nhìn đệ tử từng người bị cho vào lò. Hãy cùng Daingu.com xem bài viết dưới đây của Người Buôn Gió để có cái nhìn đa chiều xung quanh cuộc chiến vương quyền trước Đại hội 14: Tân chủ tịch nước Tô Lâm Đây là lựa chọn bắt buộc theo quy định của đảng, cho dù là mong muốn hay không mong muốn thì ông Tô Lâm vẫn được ( hoặc bị ) nhận chức Chủ Tịch Nước do ông Võ Văn Thưởng tự xin về ( hay buộc phải về ) hưu. Theo quy định để lọt vào tứ trụ ( ngũ trụ ) cần phải có trọn một khoá làm uỷ viên Bộ Chính Trị. Hiện giờ những uỷ viên BCT đã làm trọn khoá 12 là ông Trọng, Chính, Huệ, bà Mai, ông Thưởng và ông Tô Lâm. Các vị còn lại mới đang làm 2/3 khoá 12. Sở dĩ phải dùng khái niệm bị buộ

Thế lực nào chống lưng Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan?

Vụ án Vạn Thịnh Phát đã được đưa ra xét xử, nhưng báo chí chính thống không phác hoạ đầy đủ bức tranh về các mối quan hệ mờ ám sau đó. Ai là trùm cuối chống lưng cho bà Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm mưa làm gió suốt thời gian dài. Một số nguồn tin cho rằng, cựu bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải đóng vai trò quan trọng. Chưa kể, tập đoàn này còn được chống lưng bởi ông trùm an ninh Trung Cộng một thời Chu Vĩnh Khang. Bài viết dưới đây của tác giả Đỗ Ngà phần nào hé lộ thâm cung bí sử liên quan tới Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan, DaiNgu.com xin đăng tải toàn bộ nội dung này để độc giả có cái nhìn rõ nét nhất: Những Mối Quan Hệ Mờ Ám Liên Quan Vạn Thịnh Phát Và Trương Mỹ Lan Chồng bà Trương Mỹ Lan là Chu Nap Kee Eric, một doanh nhân người Hồng Kông. Bà Trương Mỹ Lan là người đứng đầu tập đoàn Vạn Thịnh Phát, một tập đoàn rất lớn nhưng khá kín tiếng. Ở Việt Nam, nếu không dựa vào chính trị thì không thể làm ăn lớn như vậy được.  Các dự án bất động sản của Vạn T

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị buộc xin từ chức do Tô Lâm hạ bệ?

Nguồn tin trong nước cho rằng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xin từ chức do những sai phạm thời còn làm bí thư Quảng Ngãi liên quan Tập đoàn Phúc Sơn và bí thư đoàn quản lý báo Thanh Niên liên quan tới nhà báo Nguyễn Công Khế. Cụ thể tối thứ Năm, ngày 14/3/2024, Facebooker nổi tiếng Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long) loan tin với nội dung sau: “Câu Lạc Bộ Quảng Ngãi từng quen thuộc với người hâm mộ khi tham gia đều đặn tại các giải Hạng Nhất, Nhì quốc gia, nay vừa có ngôi sao nộp đơn xin giải nghệ.” Trước đó ngày 13/1/2023, Lê Nguyễn Hương Trà cũng từng bóng gió việc ông Nguyễn Xuân Phúc xin từ chức, thì đúng 4 ngày sau (17/1/2023), đồng loạt các báo chính thống trong nước đăng tin xác nhận điều này. Vì vậy, việc Võ Văn Thưởng bị buộc xin từ chức chủ tịch nước lần này nhiều khả năng là chính xác. "Câu lạc bộ Quảng Ngãi" là cụm từ ám chỉ thời ông Võ Văn Thưởng nhậm chức bí thư Quảng Ngãi, lúc đó ông Cao Khoa làm chủ tịch dưới quyền ông thưởng và Tập đoàn Phúc Sơn của Hậu P

Vụ án Hậu Pháo ở Quảng Ngãi liệu có thay đổi nhân sự cấp cao Tứ Trụ trước thềm Đại hội 14

Nhà bất đồng chính kiến Bùi Thanh Hiếu có bài phân tích về vụ án Hậu Pháo ở Quảng Ngãi liên quan tới ông Võ Văn Thưởng thời còn làm bí thư tỉnh này. Theo đó nhiều khả năng, ông Thưởng sẽ phải rời ghế Chủ tịch nước và người thay thế có thể là Tô Lâm. Và như vậy, chức Bộ trưởng Bộ Công an đầy quyền lực trở thành nơi tranh giành của nhiều thế lực khác. Dưới đây là bài phân tích chi tiết của Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu: Liệu có thay đổi nhân sự cấp cao sau vụ Hậu Pháo - Quảng Ngãi. Vụ bắt giữ Hậu Pháo đã dẫn đến việc bắt cựụ chủ tịch Quảng Ngãi Cao Khoa, chủ tịch Đặng Văn Minh và nhiều bị cáo khác ở Quảng Ngãi. Hậu Pháo từ năm 2012  có được nhiều dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Văn Hậu tức Hậu Pháo đã hối lộ các quan chức đầu tỉnh để có được những dự án này.  Hiện công an còn đang tiếp tục xác minh tài liệu thể hiện quá trình phê duyệt chủ trương, lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện đầu tư... Mặc dù C03 nói rằng việc đề nghị tỉnh Quảng

Việt Á - Vở kịch chỉ có diễn viên

Bùi Thanh Hiếu_Việt Á là màn kịch lừa đảo khốn nạn nhất trong lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay được thể chế đương đại công diễn. Triều đình thanh trừng bọn gian dối diễn kịch chống dịch. Nhưng mà họ chỉ bắt bọn diễn viên, còn những vai diễn chính và đạo diễn, người viết kịch bản đều thoát tội. Những màn kịch từ thời phong kiến mang màu sắc chính trị, đoạt quyền như thời Lý, Trần, Lê chỉ giới hạn trong cung đình. Triều đại phong kiến hiếm khi diễn kịch lừa dân lấy tiền, vì tính chất phong kiến, triều đình thích thu thuế hay thu phí gì là ra lệnh thẳng thừng, không cần phải diễn màn kịch để lừa nhân dân. Thể chế diễn kịch lừa nhân dân lấy tiền bắt đầu có ở thời đảng CSVN lãnh đạo, mới đầu chỉ lẻ tẻ ở cấp nhỏ, sau dần lên cấp cao hơn. Đối tượng bị lừa là một nhóm như học sinh, công nhân, người tham gia giao thông, chủ phương tiện giao thông, người bệnh. Đến vụ Việt Á thì đối tượng là nhân dân cả nước, từ lớn bé, già trẻ, mọi giai tầng. Ghê gớm nhất là nó diễn ra đúng lúc đảng đang phá

Nguyễn Bá Thanh - Một tượng đài trên cát

Một loạt quan chức xộ khám vì liên quan đến đất công và toàn bộ hệ thống truyền thông nhà nước đang chĩa mũi dùi về phía Vũ "nhôm". Điều đó không sai nhưng sẽ là đúng hơn nếu báo chí chia sẻ với độc giả của mình về người đứng đằng sau tất cả những chuyện này. Vì một người xuất thân với hai bàn tay trắng như Vũ "nhôm", lại chỉ sau thời gian ngắn kinh doanh đã có thể sai khiến được cả dàn gồm 21 lãnh đạo hàng đầu của Đà Nẵng, qua nhiều thời kỳ, thì hẳn phải có thế lực rất lớn chống lưng ở phía sau. Trong cáo trạng được Viện kiểm sát đọc trước toà, một loạt sai phạm của chính quyền Đà Nẵng về việc không thông qua đấu giá hoặc nhiều lần tự ý điều chỉnh giá công sản thấp xuống hòng làm lợi cho Vũ "nhôm" đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng. Tất cả các vụ việc này đều xảy ra ở Đà Nẵng và vào thời điểm ông Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư, chức danh đứng đầu thành phố và thực tế đã khuynh loát cả hệ thống chính trị địa phương này trong một th

Mối liên hệ giữa Nguyễn Công Khế và Phạm Nhật Vượng

Trong vụ Nguyễn Công Khế bị bắt, báo chí trong nước tránh né không đăng hoặc sau khi đăng rồi lại xóa bỏ chi tiết về mối liên hệ với Vinpearl. Điển hình là tờ Người Lao động, bản tin với tựa đề “Vì sao Công an TP HCM bắt 2 ông Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông?”, đầu tiên đăng như sau, trích nguyên văn: Quá trình điều tra đến nay xác định: 2 ông Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông – đã có nhiều vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại Khu đất số 151 – 155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP HCM.” Cụ thể, năm 2008, Báo Thanh Niên có chủ trương mua Khu đất của Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn (địa chỉ số 151-155 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4) để xây dựng trụ sở tòa soạn. Ông Nguyễn Công Khế lúc này là Tổng Biên tập Báo Thanh Niên đã ký Hợp đồng hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (Báo Thanh Niên chiếm 51% vốn điều lệ) và Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Vinpearl thành lập Công ty Cổ phần Bất độn

Bùi Thanh Hiếu: Hậu bắt Nguyễn Công Khế

Nguyễn Công Khế là ông trùm truyền thông của Việt Nam,  đến ngày lễ Tết, giỗ trong nhà Khế có những lẵng hoa, quà của nhiều uỷ viên BCT đến tặng. Những nhân sĩ, trí thức, nhà báo, nhà văn, nhà thơ...các loại nhà và các loại nghệ sĩ, người mẫu đều cảm thấy vinh hạnh khi được Khế đón tiếp. Nếu được Khế mời đến nhà hoặc Khế đến chơi, đó là vinh dự của họ. Uy lực của Khế khủng khiếp đến nỗi, khi Khế bị triệu tập nhiều lần mà không một tờ báo nào dám nhắc, không một Kol nào dám nhắc, dù họ đều biết rõ chuyện Khế bị triệu tập vì sai phạm trong việc bán trụ sở báo Thanh Niên cho Novaland. Năm 2019 đơn tố cáo về hành vi sai phạm của Khế đã được gửi đến các cơ quan chức năng, nhưng dưới bóng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vụ việc bị ém nhẹm đi. Giá như lúc Bảy Phúc đương thời, Khế bán sạch các biệt thự, dự án bất động sản, khu nghỉ dưỡng và sang Mỹ sống. Chắc hẳn Khế không có kết quả thảm như bây giờ. Nhưng Khế tiếc, đang ở đỉnh cao của một bố già đầy quyền lực, có những mối quan hệ lớn đến nỗi Kh

Sức khoẻ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhập viện 108 nhưng chưa đến mức qua đời

Thông tin lan truyền trên mạng xã hội đêm 11/1/2024 đồn đoán rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Nhưng các nguồn tin từ Bùi Thanh Hiếu và nhà báo Lê Trung Khoa thì cho biết, sức khoẻ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có dấu hiệu xấu đi, đến mức phải nhập viện 108, nhưng không tới mức qua đời như đồn thổi. Nhà bất đồng chính kiến Bùi Thanh Hiếu viết trên Facebook cá nhân: "Tin kiểm tra là chú Trọng nằm viện 108 từ mấy hôm nay. Chỗ chú nằm phong toả kín, các thang máy cũng bị khoá không cho sử dụng. Trong phòng chú chỉ có bác sĩ Trung Quốc và phiên dịch. Tình hình sức khoẻ sao không ai rõ cả. Nhưng khả năng chú vẫn đang còn sống (cái này suy đoán thôi, có thể không đúng) Nếu quốc hội không thông qua luật đất đai lần này, chắc chú Trọng bị đánh thuốc thật bà con ạ. Thương ông Trọng." Còn nhà báo Lê Trung Khoa tại Berlin, Đức thì chia sẻ: “Ông Trọng bị ốm phải vào viện từ tuần trước, nhưng không đến mức quá nặng. Thời tiết Hà Nội mấy hôm nay rất ẩm, chất lượng không khí xấu, lạ

Cú đấm thép Vinashin và sự 'phản bội' công cuộc cải cách của Nguyễn Tấn Dũng

Bài viết của nhà báo Trương Huy San phần nào hé mở bức tranh điều hành chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng thời còn đương nhiệm Thủ tướng. Con tàu Vinashin để lại gánh nặng quá lớn cho nền kinh tế, người dân và cả công cuộc cải cách bấy lâu nay. Hơn hết, những số liệu mà Trương Huy San đưa ra có giá trị vô cùng lớn để thấy được mức lạm phát khủng khiếp thời điểm 2008, điều mà Đảng Cộng Sản luôn giấu nhẹm và tô vẽ bằng những con số "định hướng" màu hồng. VINASHIN & SỰ PHẢN BỘI CÔNG CUỘC CẢI CÁCH THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG Trương Huy San_ Sáng 1-1-2010, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: Vinashin thực sự đã sụp đổ mặc dù “có thể dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình”.  Theo ông: Sự sụp đổ đó “đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỉ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ 1.000 tỉ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt một thế kỷ mới trả nổi...”. Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã trân trọng đề nghị: “Ủ

Cuộc tìm kiếm gót chân Phạm Minh Chính vẫn căng thẳng

Cuộc chiến quyền lực giữa các phe phái chính trị tại Việt Nam vẫn đang rất căng thẳng. Theo blogger Bùi Thanh Hiếu, chức vụ Thủ tướng ở nhiệm kỳ sau chưa ngã ngũ, trong khi ghế Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch quốc hội dường như đã an bài. Trong đó, nhiều thế lực đang tìm cách hất cẳng ông Phạm Minh Chính khỏi ghế thủ tướng để thay thế người mình vào. DaiNgu.com xin đăng tải lại bài viết của Hiếu Gió: Bùi Thanh Hiếu_Cựu bí thư Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến đang ngấp nghé cửa nhà tạm giam B14. Câu chuyện này không liên quan gì đến chuyện bồ nhí của ông Chiến như thiên hạ đồn đoán. Ông Chiến bị điều tra về những sai phạm trong việc cấp đất cho Trịnh Văn Quyết và một số dự án liên quan đến ngân sách với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Hướng điều tra về bà Nhàn chủ yếu xoay quanh việc chạy ngân sách cho các tỉnh, đổi lại bà được cấp dự án ở một số tỉnh này. Người được cho rằng hỗ trợ bà Nhàn chạy trốn trung ương là ông Phạm Minh Chính. Mục đích của cơ quan kiểm tra trung ương, bộ công an x

Liệu Thủ tướng Phạm Minh Chính có mất chức do liên quan Nguyễn Thị Thanh Nhàn?

Thủ tướng Phạm Minh Chính được cho là đang bị gây sức ép vì những sai phạm thời còn làm ở cục hậu cần Bộ Công an và bí thư Quảng Ninh. Mà cụ thể, ông Chính có liên quan tới những phi vụ của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Bài viết dưới đây của blogger Bùi Thanh Hiếu sẽ phần nào cho bạn cái nhìn khác về tình hình chính trị Việt Nam hiện nay. DaiNgu.com xin trích dẫn toàn bộ nội dung: Liệu Phạm Minh Chính có mất chức Bùi Thanh Hiếu_Thủ tướng Phạm Minh Chính đang đứng trước những cáo buộc của Bộ Nội Vụ và Bộ Công An về những sai phạm thời kỳ ông làm tổng cục trưởng tổng cục hậu cần Bộ Công An và thời làm bí thư Quảng Ninh. Trong thời gian chưa đầy 13 tháng,  từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 1 năm 2011 ông Chính làm tổng cục HCKT BCA đã có những sai phạm trong việc mua bán vũ khí. Trước đó ông giữ chức cục trưởng cục tình báo khoa học kỹ thuật Bộ Công An. Đây cũng là quãng thời gian Việt Nam bắt đầu tìm kiếm nguồn cung cấp vũ khí thay cho đối tượng cung cấp truyền thống là Nga, từ những năm này

Có một đội quân mạng Trung Quốc chuyên kích động, gây chia rẽ tại Việt Nam

Bài viết phân tích về thực trạng có một đội quân mạng Trung Quốc được huấn luyện, đào tạo để hiểu rõ lịch sử, văn hoá và cả tiếng Việt. Nhóm này chuyên thổi bùng các vấn đề gây tranh cãi trên Internet Việt Nam với những mục đích riêng. Họ cố lái dư luận theo định hướng của chính phủ Trung Quốc, hoặc "đàn áp" những ý kiến, tư tưởng không vừa ý. DaiNgu.Com xin trích dẫn toàn bộ bài viết này. MỘT ‘ĐỘI QUÂN MẠNG’ TRUNG QUỐC ĐƯỢC ĐÀO TẠO: BIẾT TIẾNG VIỆT, HIỂU RÕ VĂN HOÁ VIỆT NAM Ở Trung Quốc những năm gần đây, nhiều trường có cả chuyên ngành Đại học gọi là ‘Việt Nam học’. Khi vào đây, sinh viên Trung Quốc sẽ được học tiếng Việt với đầy đủ kỹ năng đọc, hiểu, nói, viết thành thạo như một người Việt bản địa. Không chỉ dừng lại ở đào tạo ngôn ngữ, những sinh viên này còn được đào tạo rất chuyên sâu về lịch sử, văn hoá, chính trị của Việt Nam... nhưng luôn kèm theo câu "do người Trung Quốc phát minh". Việc này đã tạo ra những ‘đội quân’ người Trung Quốc hiểu về Việt Nam, cập

Siêu lừa: xe điện Vinfast phụ thuộc Trung Quốc từ công nghệ, kỹ thuật, thiết kế cho đến sản xuất

Mới đây, một bài viết của báo Trung Quốc về việc sản xuất ngành xe hơi, điểm qua sự rầm rộ phát triển của VinFast, được đăng trên tờ như Minnews, Laiitimes… có tựa đề khá thẳng thừng “Bản thiết kế của Trung Quốc ẩn sau những ngôi sao xe điện của Việt Nam” (China’s plan hidden behind Vietnam’s star electric car companies), đã khiến dân tình nồng nhiệt ủng hộ VinFast chưng hửng, vì có nhiều điều được nói cho thấy sản phẩm yêu nước của ông Phạm Nhật Vượng, không hoàn toàn là made in Vietnam. KHI BÁO CHÍ TRUNG QUỐC "CƯỜI NHẸ" Ngay vào đầu bài, cách bình luận giễu cợt về sự phát triển tốc độ của VinFast, được mô tả là “sáng bần nông, tối làm chủ ông” (a farmer in the morning, and the son of the emperor is in the evening). Tờ Min giải thích việc rùm beng của VinFast, bởi cách tạo dư luận trong việc đến Hoa Kỳ để IPO (Initial Public Offering – phát hành cổ phiếu) và đầu tư $4 tỷ vào việc xây dựng nhà máy tại Hoa Kỳ. Theo giới thiệu, giá trị thị trường ước tính tối thiểu của VinFas