Quân đội Việt Nam chuyển giao quyền lực trước Đại hội 14
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Việc bổ nhiệm hai Trung tướng Thái Đại Ngọc và Nguyễn Quang Ngọc giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội nằm trong bối cảnh chuyển giao lãnh đạo trước đại hội của quân đội và của Đảng Cộng sản trong vòng một năm tới, theo Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam ở Australia.
Từ Đại học UNSW Canberra, Giáo sư Carl Thayer bình luận qua email với RFA về quyết định bổ nhiệm được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký hôm 6/1:
“Việc thăng chức gần đây của Trung tướng Thái Đại Ngọc và Nguyễn Quang Ngọc lên chức Phó Tổng tham mưu trưởng đánh dấu sự khởi đầu của quá trình chuyển giao lãnh đạo trong quân đội trước Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ 12 sẽ được tổ chức vào cuối năm nay.
“Đại hội này sẽ bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2026.”
Trong số hai người vừa được thăng chức, Trung tướng Thái Đại Ngọc (1966) đứng đầu Quân khu 5, còn Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc (1968) phụ trách Quân khu 3, những khu vực trọng yếu của đất nước. Ngoài hai ông mới được bổ nhiệm, Bộ Tổng tham mưu có năm Phó Tổng tham mưu trưởng là Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng (1965), Thượng tướng Phùng Sỹ Tấn (1966), Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa (1964), Trung tướng Nguyễn Trọng Bình (1965), và Trung tướng Phạm Trường Sơn (1967).
Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa và Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, và có thể cả Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng sẽ nghỉ hưu trong năm nay vì hết tuổi phục vụ quân đội. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam quy định về độ tuổi phục vụ tại ngũ của sỹ quan cấp tướng là 60.
Theo Giáo sư Carl Thayer, trong Đại hội Đảng tới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Phan Văn Giang sẽ đến tuổi 65 và không thể tại vị. Do vậy, Tổng Tham mưu trưởng Đại tướng Nguyễn Tân Cương (sinh năm 1966) có cơ hội thay thế, và một trong những Phó tổng tham mưu trưởng, bao gồm cả hai ông mới được bổ nhiệm, sẽ kế nhiệm tướng Cương.
Chân dung hai tướng mới được bổ nhiệm
Trung tướng Thái Đại Ngọc, quê Đà Nẵng, từ tháng 10/2020 là Tư lệnh Quân khu 5 có nhiệm vụ bảo vệ khu vực Nam Trung Bộ gồm 11 tỉnh, thành phố từ đèo Hải Vân đến cực nam tỉnh Ninh Thuận, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên vốn được coi là nóc nhà của Đông Dương. Ông được thăng hàm thiếu tướng năm 2016 và trung tướng năm 2020.
Trong khi đó, Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, sinh năm 1968 tại Nam Định, từ tháng 9/2020 là Tư lệnh Quân khu 3 bảo vệ khu vực đồng bằng sông Hồng gồm chín tỉnh, thành phố có khoảng 133 km đường biên giới giáp với Trung Quốc và có các cảng lớn là đầu mối giao thông quan trọng trong nước và quốc tế như Cảng Hải Phòng, Cái Lân, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông (Quảng Ninh) và Cảng Diêm Điền (Thái Bình).
Cả hai ông là uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương từ Đại hội 13 năm 2021, và hiện đều là uỷ viên Đảng uỷ Quân sự trung ương- cơ quan đảng cao nhất lãnh đạo quân đội về mặt chính trị.
Tuổi dưới 60
Giáo sư Carl Thayer cho biết Trung tướng Thái Đại Ngọc đã từng phục vụ tại Campuchia với Sư đoàn 330 vào cuối những năm 1980. Khi trở về Việt Nam, ông tốt nghiệp trường sĩ quan và thăng tiến lên chức Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 2 vào năm 2012. Năm 2016, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân khu 5. Bốn năm sau, ông được thăng chức Tư lệnh Quân khu 5.
Vị chuyên gia về chính trị Việt Nam nói Nguyễn Quang Ngọc thăng tiến lên chức Tư lệnh Sư đoàn 395 tại Quân khu 3 vào năm 2013. Sự nghiệp của ông có bước ngoặt vào năm 2015 khi ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định.
Năm 2016, ông trở thành đại biểu Quốc hội, phục vụ trong Ủy ban Quốc phòng và An ninh. Cùng năm đó, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân khu 3, và năm 2019, ông kiêm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Quân khu 3. Từ năm 2020, ông được thăng chức Tư lệnh Quân khu 3.
Quân đội và công an là hai lực lượng vũ trang bảo vệ chế độ, do vậy cả hai có nhiều tướng là uỷ viên Ban Chấp hành trung ương, cơ quan cao nhất lãnh đạo đảng. Tại Đại hội Đảng toàn quốc năm 2021, có 23 tướng quân đội và 6 tướng công an được bầu vào Ban Chấp hành trung ương. Tuy nhiên, bên công an lại nhỉnh hơn quân đội nhiều về sự hiện diện ở cấp cao nhất. Bộ Chính trị hiện nay có 15 thành viên nhưng có tới sáu người đang hoặc từng là công an bao gồm cả Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính trong khi phe quân đội chỉ có ba, gồm Chủ tịch nước Lương Cường, Bộ trưởng quốc phòng Phan Văn Giang, và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Trọng Nghĩa.
Hai ông Thái Đại Ngọc và Nguyễn Quang Ngọc đều dưới 60 tuổi và có cơ hội cao để được bầu lại vào Ban Chấp hành trung ương trong nhiệm kỳ tới.
Việc bổ nhiệm thêm hai Phó tổng tham mưu trưởng thành bảy được tiến hành trong bối cảnh Tổng Bí thư Tô Lâm và ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành tinh giản bộ máy đảng và nhà nước với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, tránh trùng lặp nhiệm vụ giữa các cơ quan, và tiết kiệm ngân sách.
Theo RFA
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Bài đăng phổ biến từ blog này
Phu nhân Tô Lâm là ai, Tô Lâm có mấy đời vợ?
Vợ con Tô Lâm là ai, những thông tin về người vợ đầu Nguyễn Thị Kim Loan và người vợ thứ hai Ngô Thị Phương Ly (Ngô Phương Ly) của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, được nhà báo Lê Trung Khoa cập nhật để mọi người cùng biết. Ngày 18/8/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên bà Ngô Thị Phương Ly tháp tùng chồng đi công du nước ngoài. Vậy vợ Tô Lâm là ai? Bà Ngô Thị Phương Ly, sinh năm 1970, tức là nhỏ hơn Tô Lâm tới 13 tuổi. Đây là người vợ thứ hai của Tô Lâm. Người vợ đầu của Tô Lâm là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1959, chỉ kém Tô Lâm 2 tuổi. Bà Ngô Thị Phương Ly (quê quán Thanh Trì - Hà Nội) là một nữ nhà báo, hiện nay làm Trưởng phòng Văn hóa Nghệ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam. Bà từng là một trong những người phát triển chương trình "Người xây tổ ấm" của kênh VTV3. Bà có 2 con với Chủ tịch nước, Tổng bí thư Tô Lâm, tất cả đều là con gái, trong đó Tô Hà Linh là chị cả. Người vợ đầu của Tô Lâm là ai? T...
Đồng chí hộ pháp công an Đoàn Văn Báu là ai?
Sau một tuần lễ kể từ ngày Thầy Minh Tuệ bộ hành về đất Phật, những diễn biến thực tế mâu thuẫn đã buộc người ta tự hỏi Đoàn Văn Báu là ai? Là doanh nhân tự nguyện phát tâm đồng hành làm hộ pháp hỗ trợ Thầy như lời ông ta nói? Hay đang là đồng chí nguyên thượng tá an ninh, tiến sĩ tâm lý tội phạm học, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nhiệm vụ áp giải Thầy theo cách im ả nhất đến Himalaya ẩn tu theo kế hoạch của ai đó? Cần nhớ bốn năm qua, Sư Minh Tuệ từng bốn lần độc hành xuyên Việt, không giấy tờ tùy thân, không có ai bảo vệ nhưng vẫn an toàn. Hành trình về đất Phật của Sư đi qua Lào, Thái, Myanmar, Nepal, là những quốc gia Phật giáo được tôn kính như quốc giáo, vậy tại sao phải được bảo vệ kín kẽ như vậy? Trước hết xin gọi Ngài Minh Tuệ là Thầy, một danh xưng kính trọng phổ quát. Không dám gọi là Sư vì e sẽ làm phiền đến các đồng chí quan chức giáo hội quốc doanh không cho phép xem Thầy là tu sĩ. Nhìn lại những diễn biến dồn dập đuổi theo bước chân, số phận Thầy Minh Tuệ tr...
Bộ quốc phòng điều tra em ruột Tô Lâm sau cuộc lật đổ Huệ và Thưởng của Bộ Công An
Cuộc chiến phe phái trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đang rất căng thẳng. Sau khi khi hai đệ ruột của Nguyễn Phú Trọng là Võ Văn Văn Thưởng và Vương Đình Huệ bị hạ bệ một cách chóng vánh, tới lượt Tô Lâm bị "sờ gáy" dù đang nắm trong tay Bộ Công an siêu quyền lực. Hai bên đang ăn miếng trả miếng với những diễn biến khó lường. Nhà báo Lê Trung Khoa trích nguồn tin thân cận trong nước cho biết, trong khi Bộ Công an khởi tố bắt tạm giam anh vợ Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với cáo buộc liên quan đến vụ Hậu “pháo”, thì Bộ Quốc phòng đang vào cuộc vụ Công ty Xuân Cầu Holdings của Tô Dũng, em ruột Tô Lâm. Hiện nay Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (quê quán Hà Tĩnh) vẫn hoạt động bình thường nhưng bị cấm xuất cảnh. Làng Xuân Cầu là nơi sinh của Tô Lâm, thuộc tỉnh Hưng Yên, được dùng làm tên của Công ty cổ phần Xuân Cầu Holdings. Công ty này là một tập đoàn đa ngành được thành lập từ năm 2000, có trụ sở chính tại Hà Nội, do 6 cổ đông tham gia góp vốn, toàn là người của đại gia đình họ Tô ở...
Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng của thánh rắc muối Salt Bae London Anh
Video Bộ Trưởng Bộ Công An Tô Lâm ăn bò dát vàng tại London của nhà hàng thánh rắc muối Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe Salt Bae gây bão mạng xã hội Việt Nam năm 2021. Truyền thông trong nước dường như im lặng vì lâm vào thế khó. Trong khi Đại tướng Tô Lâm ảnh hưởng chút ít về uy tín. Nhưng ông vẫn xuất hiện trước công chúng như chưa có chuyện gì xảy ra. Đại tướng Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng do chính thánh rắc muối Salt Bae thái từng miếng và đút cho ăn. Một bộ phận phản ứng khá gay gắt trước hành động ăn bò dát vàng của Bộ trưởng Tô Lâm vì cho rằng đó là xa xỉ và phung phí. Chưa kể, ông vừa đi thăm mộ nhà cách mạng vô sản Karl Marx tại London. Đại tướng Tô Lâm ăn bò dát vàng Ngày 3/11/2021, tài khoản Tiktok nurs_et của thánh rắc muối Salt Bae người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe với 11 triệu lượt follow, đã đăng tải video 41 giây ghi lại cảnh Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam ăn bò dát vàng ở London, nước Anh. Trong clip, chính thánh rắc muối Salt Bae là người chế biến món bò dát và...
Tính toán sai lầm của Tô Lâm khi ban hành nghị định 168
Nghị định 168 (ban hành vào ngày 26 tháng 12) và Nghị định 176 (ban hành vào ngày 30 tháng 12) cùng có hiệu lực ngày 1/1/2025, với mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức chấp hành luật pháp… đến nay đã có tác dụng ngược, khi tạo ra ùn tắc kéo dài, và gây phẫn nộ trong dân chúng vì hàng loạt bất cập. Vai trò của ông Tô Lâm trong việc ra Nghị định 168 “Vai trò của Tổng Bí thư lớn nhất nước, nếu không có sự đồng ý của ông Tô Lâm thì không thể có nghị định 168 đó. Còn về mặt thời gian, ra một quy định gấp rút áp dụng như vậy, điều đó thể hiện vai trò đảng lãnh đạo tuyệt đối và đó là sự lãnh đạo độc tài toàn trị.” - Cựu đại úy công an Nguyễn Doãn Tú bình luận với RFA. Trong hệ thống bộ máy chính quyền Việt Nam hiện nay, Quốc hội, tuy là cơ quan lập pháp, nhưng lại không thực hiện vai trò chính của mình là soạn thảo luật. Thay vào đó, các quyết sách quan trọng đều do Bộ Chính trị chỉ đạo, sau đó việc soạn thảo luật pháp do các bộ-ngành đảm nhiệm, rồi Quốc hội hay Chính phủ...
Nhận xét
Đăng nhận xét