Nghị định 168 làm giàu cho Cảnh Sát Giao Thông
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Theo Nghị định 168 về mức xử phạt hành chính trong vi phạm giao thông có hiệu lực đầu năm 2025, một số lỗi vi phạm bị tăng mức phạt lên nhiều lần so với quy định cũ. Trong đó có lỗi mà rất nhiều người đi đường mắc phải là vượt đèn đỏ và đi ngược chiều.
Theo đó, xe ô tô vi phạm hai lỗi này bị phạt từ 18 đến 20 triệu đồng thay vì chỉ bốn đến sáu triệu đồng theo quy định cũ; xe gắn máy bị phạt bốn đến sáu triệu đồng thay vì chỉ vài trăm ngàn đến một triệu như trước kia.
Tai nạn giao thông, một vấn nạn nghiêm trọng ở Việt Nam, đã cướp đi gần 10 ngàn sinh mạng chỉ trong năm 2024. Do vậy, việc ban hành Nghị định 168 được Cục Cảnh sát Giao thông cho là “cần thiết” vì mức phạt cũ “không đủ mức răn đe”.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, xung quanh vấn đề xử phạt lỗi vi phạm giao thông còn một hiện tượng phổ biến nữa chưa được đề cập tới là “giải quyết tại chỗ” hay “nộp phạt tại chỗ” bằng tiền mặt, một hình thức nhận hối lộ của lực lượng cảnh sát giao thông đối với người vi phạm.
Ngay ngày đầu tiên thực hiện Nghị định mới, lực lượng cảnh sát giao thông cho biết đã xử phạt hơn 13.000 trường hợp vi phạm giao thông, thu về gần 28 tỷ đồng.
Nhiều người cho rằng, mức phạt cao sẽ là cơ hội để túi tiền của cảnh sát giao thông đầy hơn; nạn nhũng nhiễu, mãi lộ còn trầm trọng hơn vì Việt Nam chưa có quy trình xử phạt qua camera, mà tất cả các phiếu phạt đều do cảnh sát giao thông trực tiếp viết và đưa cho người vi phạm.
"Lẽ ra việc tăng mức phạt nó phải diễn ra sau khi người ta chuẩn bị một hệ thống camera giám sát cảnh sát giao thông để bảo đảm không có chuyện đút lót, không có chuyện tham nhũng. Bây giờ vẫn theo cách phạt cũ là cảnh sát giao thông ra đường đứng chặn, ghi phiếu phạt thì cuối cùng nạn tham nhũng còn trầm trọng hơn nữa. Cảnh sát giao thông chỉ nên xuất hiện để điều tiết giao thông khi đèn tín hiệu giao thông gặp sự cố, bị lỗi… Cái quan trọng nhất là phải thay đổi cách giám sát; thay đổi cách phạt”. Ông Tân, một người dân ở Đà Nẵng nói với RFA.
Cũng theo ông Tân, nếu không áp dụng cách phạt nguội hết qua hệ thống điện tử thì số tiền cảnh sát giao thông nhận “nộp phạt dùm” cho người vi phạm sẽ tăng theo tỷ lệ mức phạt trong Nghị định 168.
Một người dân ở Sài Gòn cũng chia sẻ lo ngại trên với RFA qua ứng dụng nhắn tin, bà cho biết với việc mức phạt gia tăng một cách đáng kể như quy định của Nghị định 168, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ dựa vào đó để tăng mức “nộp phạt tại chỗ”.
Tham nhũng trong ngành cảnh sát giao thông là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng không phải là không giải quyết được nếu có minh bạch, có giám sát và giải trình. Tiếc rằng việc giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình từ người dân lại có số phận thật lênh đênh.
Ngày 15 tháng 1 năm 2020, Thông tư 67/2019 của Bộ Công an chính thức có hiệu lực cho phép người dân giám sát lực lượng cảnh sát giao thông nhằm giảm tham nhũng thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Chỉ vài năm sau, Bộ Công an lại ra Thông tư 46/2024 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2024 không cho phép người dân giám sát cảnh sát giao thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình nữa.
Theo lý giải của Bộ Công an, việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng cảnh sát giao thông có lúc, có nơi chưa khách quan, đúng quy định; có tình trạng lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông và chia sẻ lên mạng xã hội ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng cảnh sát giao thông.
Cảnh sát giao thông làm việc trên đường phố được coi là đặc quyền đặc lợi. Trung tướng Lê Thế Tiệm, thứ trưởng Bộ Công an từng thốt lên: “Có cái gì ngoài đường mà con ai cũng xin gửi ra đó đứng? Kỳ lạ là ngoài đường mưa gió cực khổ như vậy mà nhiều người ưng? Giao thông là một khoa học vậy mà ai ra đường đứng cũng được, rồi cầm gậy quơ tứ tung sao?”.
Báo cáo khảo sát xã hội học “Tham nhũng dưới góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” được Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thực hiện với sự giúp đỡ của Thanh tra Chính phủ cho thấy, cảnh sát giao thông là ngành có nạn tham nhũng phổ biến nhất.
Báo cáo cũng chỉ ra “hệ thống tham nhũng được nuôi dưỡng bằng cả cầu và cung, trong một vòng tròn luẩn quẩn của các vấn đề quan liêu và các khoản chi trả không chính thức bị đòi hỏi hoặc gợi ý để giải quyết vấn đề”.
Điều đó được minh họa rõ ràng qua lời kể của ông Nhựt, một tài xế xe khách ở Sài Gòn. Ông Nhựt cho RFA biết, mỗi khi vi phạm thì phải năn nỉ cảnh sát giao thông giảm mức phạt như cách người ta trả giá một món hàng ngoài chợ, bởi cả hai bên đều biết đó là cách đôi bên cùng có lợi, và thường thì cảnh sát giao thông đút túi từ 60% đến 80% số tiền ghi trên phiếu phạt.
“Nó ăn là ăn đậm chứ không có ăn nhẹ. Mức phạt năm triệu thì nó phải ăn ba, bốn triệu. Nó ra giá luôn. Không giam bằng lái thì giá khác nữa. Đông quá thì nó không dám ăn. Nó ăn kín không hà. Phải kẹp tiền vô cái bảo hiểm vì tờ bảo hiểm được xếp làm ba. Giấu vô kín kín rồi đem lại cho nó, nó mở cốp xe đằng sau rồi mình bỏ vô đó. Bây giờ tăng mức phạt lên cao thì nó ăn cao lên chứ đâu có ăn bình thường. Nó ép ghê lắm mà cũng phải chịu thôi vì nếu nó giam bằng lái xe mấy tháng coi như chết đói”, ông Nhựt nói với RFA.
Cựu công an Nguyễn Doãn Tú cho rằng, Nghị định 168 được ban hành là một cách để ngành công an “hút máu” dân vì họ có nhiều cách để bẫy dân. Chẳng hạn như đề xuất bỏ đếm giây đèn tín hiệu giao thông; đèn đang xanh bỗng chuyển sang đỏ mà không qua đèn vàng; nhiều chỗ đèn xanh đèn đỏ chạy loạn xạ hoặc chớp liên tục…
“Để hạn chế việc cảnh sát giao thông phạt rồi bỏ túi riêng thì chỉ có cách sử dụng luật thôi. Phải có luật pháp rõ ràng, thống nhất và khoa học. Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra”. Ông Tú nói và dẫn phát biểu của cựu bộ trưởng Mai Tiến Dũng rằng chỉ có dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật thôi.
Giám đốc Công an TP Đà Nẵng Lê Ngọc Nam từng phản đối cách làm việc của các đội đặc nhiệm, không đồng tình việc đội đặc nhiệm “ùa xuống bắt bớ cảnh sát giao thông sai phạm như tội phạm vì làm như vậy là bôi nhọ chính mình và ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của anh em”.
Cũng theo ông Nguyễn Doãn Tú, một trong những điều ông được đào tạo trong ngành công an là đối với dân, chỉ bắt lỗi chứ không có chuyện nhân đạo gì hết. Nghĩa là khi cảnh sát giao thông dừng xe ai đó là họ sẽ tìm ra lỗi để có tiền đút túi.
Có thể thấy, ngoài lực lượng cảnh sát giao thông trực tiếp phạt người vi phạm được hưởng lợi một cách “công khai nhưng kín đáo” từ Nghị định 168, Bộ Công an cũng hưởng lợi lớn khi liên tục đòi tăng tỷ lệ giữ lại tiền thu phạt vi phạm giao thông từ ngân sách. Trong giai đoạn 2018-2021, tỷ lệ trích lại cho Bộ Công an là 70%; năm 2022 và 2023 là 79%; từ năm 2024 là 85%.
Như vậy, có thể coi Nghị định 168 là nghị định làm giàu thêm cho ngành công an bởi số tiền “ăn” trực tiếp khi “đứng đường” cũng tăng, mà số tiền được trích lại từ nguồn thu xử phạt nộp vào ngân sách cũng tăng.
Theo RFA
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Bài đăng phổ biến từ blog này
Phu nhân Tô Lâm là ai, Tô Lâm có mấy đời vợ?
Vợ con Tô Lâm là ai, những thông tin về người vợ đầu Nguyễn Thị Kim Loan và người vợ thứ hai Ngô Thị Phương Ly (Ngô Phương Ly) của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, được nhà báo Lê Trung Khoa cập nhật để mọi người cùng biết. Ngày 18/8/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên bà Ngô Thị Phương Ly tháp tùng chồng đi công du nước ngoài. Vậy vợ Tô Lâm là ai? Bà Ngô Thị Phương Ly, sinh năm 1970, tức là nhỏ hơn Tô Lâm tới 13 tuổi. Đây là người vợ thứ hai của Tô Lâm. Người vợ đầu của Tô Lâm là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1959, chỉ kém Tô Lâm 2 tuổi. Bà Ngô Thị Phương Ly (quê quán Thanh Trì - Hà Nội) là một nữ nhà báo, hiện nay làm Trưởng phòng Văn hóa Nghệ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam. Bà từng là một trong những người phát triển chương trình "Người xây tổ ấm" của kênh VTV3. Bà có 2 con với Chủ tịch nước, Tổng bí thư Tô Lâm, tất cả đều là con gái, trong đó Tô Hà Linh là chị cả. Người vợ đầu của Tô Lâm là ai? T...
Ông Trần Lưu Quang bị ung thư tuyến giáp
Nguồn tin từ tờ ThoiBao của Lê Trung Khoa tại Đức tiết lộ, Ông Trần Lưu Quang, người có quan hệ mang tính chất gia đình với nhà Tô Lâm, bị bệnh ung thư tuyến giáp. Ông Quang xuất hiện trên truyền hình nhà nước với hình ảnh tiều tụy mà nhiều người đồn đoán là hậu quả của một cuộc thanh trừng phe phái. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang không xuất hiện công khai từ nhiều tháng nay. Thậm chí ông Quang đã vắng mặt khi TBT Tô Lâm đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Nhiều người thắc mắc Trần Lưu Quang bị bệnh gì mà thần sắc xuống như vậy. Một số ý kiến cho rằng, hiện có cuộc thanh trừng đối với ông Quang liên quan tới chiếc ghế Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh. Trước đó, ông Nguyễn Bá Thanh, ông Trần Đại Quang hay Lê Văn Thành đều ra đi đột ngột do bệnh lạ, mà nhiều đồn đoán cho đó là hệ quả của những cuộc đấu đá, thanh trừng nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trần Lưu Quang có quan hệ thân tình với Tô Lâm? Ông Trần Lưu Quang, quê quán ở Tây Ninh,...
Tính toán sai lầm của Tô Lâm khi ban hành nghị định 168
Nghị định 168 (ban hành vào ngày 26 tháng 12) và Nghị định 176 (ban hành vào ngày 30 tháng 12) cùng có hiệu lực ngày 1/1/2025, với mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức chấp hành luật pháp… đến nay đã có tác dụng ngược, khi tạo ra ùn tắc kéo dài, và gây phẫn nộ trong dân chúng vì hàng loạt bất cập. Vai trò của ông Tô Lâm trong việc ra Nghị định 168 “Vai trò của Tổng Bí thư lớn nhất nước, nếu không có sự đồng ý của ông Tô Lâm thì không thể có nghị định 168 đó. Còn về mặt thời gian, ra một quy định gấp rút áp dụng như vậy, điều đó thể hiện vai trò đảng lãnh đạo tuyệt đối và đó là sự lãnh đạo độc tài toàn trị.” - Cựu đại úy công an Nguyễn Doãn Tú bình luận với RFA. Trong hệ thống bộ máy chính quyền Việt Nam hiện nay, Quốc hội, tuy là cơ quan lập pháp, nhưng lại không thực hiện vai trò chính của mình là soạn thảo luật. Thay vào đó, các quyết sách quan trọng đều do Bộ Chính trị chỉ đạo, sau đó việc soạn thảo luật pháp do các bộ-ngành đảm nhiệm, rồi Quốc hội hay Chính phủ...
Đồng chí hộ pháp công an Đoàn Văn Báu là ai?
Sau một tuần lễ kể từ ngày Thầy Minh Tuệ bộ hành về đất Phật, những diễn biến thực tế mâu thuẫn đã buộc người ta tự hỏi Đoàn Văn Báu là ai? Là doanh nhân tự nguyện phát tâm đồng hành làm hộ pháp hỗ trợ Thầy như lời ông ta nói? Hay đang là đồng chí nguyên thượng tá an ninh, tiến sĩ tâm lý tội phạm học, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nhiệm vụ áp giải Thầy theo cách im ả nhất đến Himalaya ẩn tu theo kế hoạch của ai đó? Cần nhớ bốn năm qua, Sư Minh Tuệ từng bốn lần độc hành xuyên Việt, không giấy tờ tùy thân, không có ai bảo vệ nhưng vẫn an toàn. Hành trình về đất Phật của Sư đi qua Lào, Thái, Myanmar, Nepal, là những quốc gia Phật giáo được tôn kính như quốc giáo, vậy tại sao phải được bảo vệ kín kẽ như vậy? Trước hết xin gọi Ngài Minh Tuệ là Thầy, một danh xưng kính trọng phổ quát. Không dám gọi là Sư vì e sẽ làm phiền đến các đồng chí quan chức giáo hội quốc doanh không cho phép xem Thầy là tu sĩ. Nhìn lại những diễn biến dồn dập đuổi theo bước chân, số phận Thầy Minh Tuệ tr...
Bộ quốc phòng điều tra em ruột Tô Lâm sau cuộc lật đổ Huệ và Thưởng của Bộ Công An
Cuộc chiến phe phái trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đang rất căng thẳng. Sau khi khi hai đệ ruột của Nguyễn Phú Trọng là Võ Văn Văn Thưởng và Vương Đình Huệ bị hạ bệ một cách chóng vánh, tới lượt Tô Lâm bị "sờ gáy" dù đang nắm trong tay Bộ Công an siêu quyền lực. Hai bên đang ăn miếng trả miếng với những diễn biến khó lường. Nhà báo Lê Trung Khoa trích nguồn tin thân cận trong nước cho biết, trong khi Bộ Công an khởi tố bắt tạm giam anh vợ Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với cáo buộc liên quan đến vụ Hậu “pháo”, thì Bộ Quốc phòng đang vào cuộc vụ Công ty Xuân Cầu Holdings của Tô Dũng, em ruột Tô Lâm. Hiện nay Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (quê quán Hà Tĩnh) vẫn hoạt động bình thường nhưng bị cấm xuất cảnh. Làng Xuân Cầu là nơi sinh của Tô Lâm, thuộc tỉnh Hưng Yên, được dùng làm tên của Công ty cổ phần Xuân Cầu Holdings. Công ty này là một tập đoàn đa ngành được thành lập từ năm 2000, có trụ sở chính tại Hà Nội, do 6 cổ đông tham gia góp vốn, toàn là người của đại gia đình họ Tô ở...
Nhận xét
Đăng nhận xét