Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2025

Tính toán sai lầm của Tô Lâm khi ban hành nghị định 168

Nghị định 168 (ban hành vào ngày 26 tháng 12) và Nghị định 176 (ban hành vào ngày 30 tháng 12) cùng có hiệu lực ngày 1/1/2025, với mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức chấp hành luật pháp… đến nay đã có tác dụng ngược, khi tạo ra ùn tắc kéo dài, và gây phẫn nộ trong dân chúng vì hàng loạt bất cập. Vai trò của ông Tô Lâm trong việc ra Nghị định 168 “Vai trò của Tổng Bí thư lớn nhất nước, nếu không có sự đồng ý của ông Tô Lâm thì không thể có nghị định 168 đó. Còn về mặt thời gian, ra một quy định gấp rút áp dụng như vậy, điều đó thể hiện vai trò đảng lãnh đạo tuyệt đối và đó là sự lãnh đạo độc tài toàn trị.” - Cựu đại úy công an Nguyễn Doãn Tú bình luận với RFA. Trong hệ thống bộ máy chính quyền Việt Nam hiện nay, Quốc hội, tuy là cơ quan lập pháp, nhưng lại không thực hiện vai trò chính của mình là soạn thảo luật. Thay vào đó, các quyết sách quan trọng đều do Bộ Chính trị chỉ đạo, sau đó việc soạn thảo luật pháp do các bộ-ngành đảm nhiệm, rồi Quốc hội hay Chính phủ...

Nghị định 168 gây bức xúc xã hội và tạo ra nhiều hệ lụy nguy hiểm

Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168), với mức xử phạt giao thông được đánh giá cao gấp nhiều lần so với thu nhập trung bình của người dân, đã và đang gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội. Những câu chuyện và phản ứng trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok nền tảng vốn ít bị chính quyền kiểm duyệt hơn so với Facebook đã cho thấy những tác động không mong muốn của nghị định này đến đời sống người dân, đặc biệt là tầng lớp lao động nghèo, tài xế, và tiểu thương. Phản ứng của giới tài xế Trên mạng xã hội TikTok, ngày càng nhiều tài xế đăng tải video thể hiện sự chán nản, thậm chí quyết liệt như đốt hoặc cắt bỏ giấy phép lái xe, để phản đối các quy định được cho là quá khắt khe, như việc giới hạn chỉ được lái xe liên tục trong 4 giờ. Theo các tài xế, nếu vi phạm quy định này, họ sẽ phải đối mặt với mức xử phạt nặng, khiến cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng áp lực. Bên cạnh đó, nhiều tài xế còn cho biết đặc thù nghề lái xe buộc họ phải di chuyển qua nhiều địa phương với địa hình, địa lý khá...

Quân đội Việt Nam chuyển giao quyền lực trước Đại hội 14

Việc bổ nhiệm hai Trung tướng Thái Đại Ngọc và Nguyễn Quang Ngọc giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội nằm trong bối cảnh chuyển giao lãnh đạo trước đại hội của quân đội và của Đảng Cộng sản trong vòng một năm tới, theo Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam ở Australia. Từ Đại học UNSW Canberra, Giáo sư Carl Thayer bình luận qua email với RFA về quyết định bổ nhiệm được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký hôm 6/1: “Việc thăng chức gần đây của Trung tướng Thái Đại Ngọc và Nguyễn Quang Ngọc lên chức Phó Tổng tham mưu trưởng đánh dấu sự khởi đầu của quá trình chuyển giao lãnh đạo trong quân đội trước Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ 12 sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. “Đại hội này sẽ bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2026.” Trong số hai người vừa được thăng chức, Trung tướng Thái Đại Ngọc (1966) đứng đầu Quân khu 5, còn Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc (1968) phụ trách Quân khu 3, những khu vực trọng yếu của đất nước. ...

Thái tử Đảng Trần Tuấn Anh thoát tội dù gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng

Cựu uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cùng cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và khoảng 30 người khác thoát truy tố hình sự trong vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, liên quan đến dự án điện mặt trời của Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam. Kết luận điều tra của công an cho rằng những sai phạm của những người này đã gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.000 tỷ đồng nhưng “không vụ lợi”.  Vụ án xảy ra từ năm 2020 liên quan đến dự án Nhà máy điện mặt trời Solar Farm Nhơn Hải và dự án điện mặt trời Trung Thuận Nam. Theo kết luận điều tra, EVN đã thanh toán tiền mua điện theo giá ưu đãi trái với quy định của Chính phủ dẫn đến số tiền chênh lệch là hơn 1.000 tỷ đồng từ năm 2020 đến tháng 6/2024. Ông Trần Tuấn Anh là con trai cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, trước khi ngã ngựa ông là thái tử Đảng được cơ cấu để vào tứ trụ. Trong vụ án này, Bộ Công an đã đề nghị truy tố 12 người, bao gồm ông Hoàng Quốc Vượng, 62 t...

Nghị định 168 làm giàu cho Cảnh Sát Giao Thông

Theo Nghị định 168 về mức xử phạt hành chính trong vi phạm giao thông có hiệu lực đầu năm 2025, một số lỗi vi phạm bị tăng mức phạt lên nhiều lần so với quy định cũ. Trong đó có lỗi mà rất nhiều người đi đường mắc phải là vượt đèn đỏ và đi ngược chiều. Theo đó, xe ô tô vi phạm hai lỗi này bị phạt từ 18 đến 20 triệu đồng thay vì chỉ bốn đến sáu triệu đồng theo quy định cũ; xe gắn máy bị phạt bốn đến sáu triệu đồng thay vì chỉ vài trăm ngàn đến một triệu như trước kia. Tai nạn giao thông, một vấn nạn nghiêm trọng ở Việt Nam, đã cướp đi gần 10 ngàn sinh mạng chỉ trong năm 2024. Do vậy, việc ban hành Nghị định 168 được Cục Cảnh sát Giao thông cho là “cần thiết” vì mức phạt cũ “không đủ mức răn đe”. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xung quanh vấn đề xử phạt lỗi vi phạm giao thông còn một hiện tượng phổ biến nữa chưa được đề cập tới là “giải quyết tại chỗ” hay “nộp phạt tại chỗ” bằng tiền mặt, một hình thức nhận hối lộ của lực lượng cảnh sát giao thông đối với người vi phạm.   Ngay ngày đầu t...