Kỷ luật cảnh cáo lãnh đạo cao cấp về hưu

Ngày 13 tháng 12 năm 2024, Bộ Chính Trị theo đề nghị của uỷ ban kiểm tra trung ương, đã thi hành kỷ luật cảnh cáo các ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình và bà Trương Thị Mai.

Ông Phúc và Bình lý do kỷ luật là vì phạm quy định của đảng và nhà nước trong trách nhiệm được giao, trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực gây ảnh hưởng nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của đảng.

Bà Mai vi phạm những điều đảng viên không được làm, vi phạm trong công tác cán bộ, gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín của đảng.

Theo câu chữ mà báo đưa, có vẻ tội của 2 ông Phúc và Bình nặng hơn bà Mai.

Có thể thấy phần '' dư luận xấu'' mà thông báo đưa rất sát với thực tế. Trước nay dư luận hay bức hay nhắc đến sai phạm của ông Phúc và ông Bình, còn những sai phạm của bà Mai không được dư luận nhắc nhiều. Hơn nữa vi phạm của ông Phúc và Bình trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở giai đoạn công cuộc này đang là trọng điểm của đảng.

Hai ông Phúc, Bình nhận hình thức cảnh cáo, còn bà Mai nhẹ hơn chỉ bị khiển trách. Thời hiệu của kỷ luật khiển trách là 5 năm, với cảnh cáo là 10 năm theo quy định 69 mới ban hành năm 2022.

Rất nhiều uỷ viên trung ương, uỷ viên BCT nhận hình thức cảnh cáo và sau đó tiếp tục thêm hình thức khai trừ đảng, tiến tới là khởi tố. Có 4 mức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ. Khi đến mức cảnh cáo và mức khiển trách tuy chỉ cách nhau một bước nhưng lại rất khác xa nhau. Người bị khiển trách có thể chậm bổ nhiệm lên cao, nhưng vẫn còn cơ hội như trường hợp ông Trương Tấn Sang bị kỷ luật khiển trách vì để Năm Cam lộng hành khi ông Sang làm bí thư Thành uỷ TPHCM, ông Sang về sau vẫn lên chủ tịch nước.

Với một số dư luận thì cho rằng hình thức cảnh cáo với những người đã về hưu, bãi nhiệm là hình thức phủi bụi. Tuy nhiên với những người trong đảng thì đây là hình thức rất nặng, đặc biệt là đối với các quan chức cao cấp. Trường hợp với tứ trụ thì càng hiếm hơn. Để đưa một nguyên thủ dù đã về hưu, bãi nhiệm ra nhận hình thức kỷ luật là một việc không hề đơn giản, thậm chí là rất khó khăn khi có thể dẫn đến bất ổn nội bộ do phản ứng của những người bị kỷ luật.

Những nguyên thủ về hưu trong thể chế CS luôn có ảnh hưởng lớn, nhiều cuộc họp bàn về chủ trương đường lối , nhân sự còn phải mời các nguyên thủ về hưu đến xin ý kiến. Thậm chí ngay cả về hưu rồi, nhưng nguyên lãnh đạo còn đi các tỉnh làm việc, được lãnh đạo tỉnh đón tiếp long trọng, báo cáo tình hình địa phương và nghe những lời nhắc nhở, chỉ đạo như trường hợp ông Trương Tấn Sang.

Bị kỷ luật cảnh cáo là bị tước đi quyền tham vấn, đóng góp ý kiến...thậm chí là còn bị hạn chế việc đi lại tiếp xúc. Bởi không ai dại gì đi tiếp đón và lắng nghe một người bị kỷ luật đến mức cảnh cáo, dù người đó là ai đi nữa. Để rõ hơn xin trích đoạn thường trực Ban Bí Thư Võ Văn Thưởng phát biểu về trường hợp chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xin từ chức.

"Tôi nhớ đồng chí Nguyễn Xuân Phúc từng nói với chúng tôi, khi làm việc cũng vì trách nhiệm trước Đảng, trước dân, nghỉ cũng là vì trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Là cán bộ thuộc lớp sau, tôi thấy đây là tinh thần trách nhiệm rất quý", Thường trực Ban Bí thư nói, mong muốn ông Phúc tiếp tục có đóng góp cho Đảng, đất nước, góp ý cho cán bộ đương chức thẳng thắn, chân tình.''

Quy định 69 năm 2022 của Bộ Chính Trị về xử lý đảng viên vi phạm có chi tiết như sau.

- Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ hưu, nghỉ việc ( bãi nhiệm, xin từ chức ) mới phát hiện có vi phạm ở đơn vị, cơ quan cũ đến mức kỷ luật thì phải xem xét kỷ luật theo đúng quy định của đảng và quy định của pháp luật. Kỷ luật đảng không thay thế các hình thức xử phạt của pháp luật.

Như vậy việc kỷ luật các ông bà Phúc, Bình, Mai là theo trình tự. Đầu tiên là từ chức do trách nhiệm người đứng đầu đã để cho cơ quan mình phụ trách, quản lý xảy ra sai phạm nghiêm trọng ( quy định 41 Bộ Chính Trị ban hành năm 2021). Sau đó xem xét sai phạm ở cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm thì tiến tới thi hành kỷ luật cảnh cáo, nếu phát hiện thêm các sai phạm khác thì huỷ mức độ cảnh cáo và nâng tới hình thức cao hơn. Tuy nhiên cảnh cáo , khai trừ về mặt đảng chưa có nghĩa là xong, vì quy định rõ ràng là không thay thế hình thức xử phạt của pháp luật. Các đối tượng bị cảnh cáo có thể bị khởi tố, truy tố và sau đó sẽ bị khai trừ đảng.

Chưa biết việc các ông Phúc, Bình, Huệ, bà Mai sẽ có bị xử lý gì về mặt pháp luật nữa hay không. Nhưng trước mắt họ đã không còn cái quyền như ông Thưởng nói về ông Phúc là góp ý cho cán bộ đương chức thẳng thắn, chân tình nữa. Vì mấy người đã bị kỷ luật đến mức ngấp nghé đi tù thì tư cách gì mà góp ý cho ai. Có lẽ nếu khỏi bệnh, ông Thưởng cũng bị kỷ luật cảnh cáo để tước cái quyền góp ý chân tình này.

Theo Bùi Thanh Hiếu/ Người Buôn Gió

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phu nhân Tô Lâm là ai, Tô Lâm có mấy đời vợ?

Đồng chí hộ pháp công an Đoàn Văn Báu là ai?

Bộ quốc phòng điều tra em ruột Tô Lâm sau cuộc lật đổ Huệ và Thưởng của Bộ Công An

Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng của thánh rắc muối Salt Bae London Anh

Tính toán sai lầm của Tô Lâm khi ban hành nghị định 168