Vì sao Tô Lâm kỷ luật Vương Đình Huệ?
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư triều đại Tô Tổng đã phá rào ra quyết định chưa có tiền lệ, kỷ luật cảnh cáo cựu thành viên tứ trụ Vương Đình Huệ. Quyết định này cũng phá vỡ chủ trương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ưu ái cho các đồng chí nhúng chàm được từ chức theo nguyện vọng. Vương Đình Huệ, Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng từng được hưởng đặc ân này. Huệ sai phạm cụ thể như thế nào? Mức cảnh cáo có thỏa đáng chưa? Đã cho thôi giữ chức về hưu, giờ kỷ luật có vi phạm nguyên tắc "nhất sự bất tái cứu"?
Vương Đình Huệ được người dân mỉa mai biệt hiệu “đèn đom đóm”, nên không ai bất ngờ khi khuất tất của "đom đóm" bị lộ sáng. Điều người ta bất ngờ là Tổng Bí thư Tô Lâm đã phá rào, đạp đổ bức tường vô hình nhưng kiên cố xưa nay luôn bảo vệ các tứ trụ an toàn tuyệt đối. Việc kỷ luật cảnh cáo cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Chủ tịch Quốc hội và treo nợ với cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vì đang điều trị bệnh, xưa nay chưa từng có. Phải chăng đây là biểu hiện "đốt lò" trong kỷ nguyên mới của Tô Tổng?
Che dấu hành vi sai phạm bằng khái niệm mơ hồ!
Tuy nhiên, việc kỷ luật Vương Đình Huệ vẫn còn đó những khuất tất, bất thường. Như thông lệ trước nay, các sai phạm của đương sự là cán bộ cấp cao vẫn được nêu chung chung, mơ hồ.
Ngày 25-4, dưới triều đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với Vương Đình Huệ vì “vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”
Lần này, sau vài tháng, Bộ Chính trị và Ban Bí Thư kỷ luật cảnh cáo Vương Đình Huệ vì “trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước”.
Nội dung sai phạm trong lần sau khác lần trước là có thêm đoạn “đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” và không có cụm từ “chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.
Việc cho Vương Đình Huệ về hưu gắn liền với việc khởi tố, bắt giam Phạm Thái Hà trong vụ án Thuận An. Việc xử lý lần này cũng gắn liền với việc miễn nhiệm Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội, vì liên quan đến công ty Thuận An thời Cường làm Bí thư Đắk Lắk. Từ đó, người đọc có thể suy đoán, trong tiến trình điều tra vụ án Thuận An, thời điểm tháng 4 chỉ xác định trách nhiệm nêu gương, giờ đã phát hiện thêm sai phạm cá nhân khi thực hiện trọng trách theo chức vụ? Phải chăng việc xem xét, xử lý hai lần là theo nguyên tắc sai đến đâu xử lý đến đó?
Xử hai lần liệu có nghiêm minh?
Nếu đúng như vậy, Tô Tổng cũng đã đánh người dưới ngựa, dẫm lên chủ trương chống tham nhũng nhân văn, nhân ái, một phát kiến mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường tự hào thể chế thành quy định theo tinh thần “không phải xử nặng, không phải cách hết chức vụ mới là tốt. Mà đây là cuộc đấu tranh nội bộ trong chính chúng ta, trong mỗi con người chúng ta, cho nên phải làm kiên trì, làm bền bỉ, phương pháp đúng, nhân văn, chứ không phải cốt xử nặng. Chúng ta khuyến khích ai đã trót nhúng chàm rồi thì rửa tay đi.
Tuy nhiên, do thông báo không dám gọi tên, không nêu cụ thể hành vi Vương Đình Huệ vi phạm quy định pháp luật là gì, có nhận hối lộ không, bao nhiêu tiền trong số hàng ngàn tỉ đồng sai phạm của Thuận An, nên người ta vẫn băn khoăn liệu kỷ luật như vậy có phải là "đưa cao đánh khẽ", cho tội phạm hạ cánh an toàn? Từ lâu rồi, trong giới đảng viên vẫn truyền nhau thành ngữ “phê bình như nói láo, cảnh cáo như nói chơi”, không ảnh hưởng chi đến tiền tài, địa vị. Cảnh cáo với người về hưu càng vô nghĩa.
Tô Tổng vốn là người thực tiễn, bận rộn trăm công nghìn việc, chắc chắn không rảnh rang họp hành xử lý những việc vô nghĩa. Chắc chắn việc xử lý lần này phải có hậu ý liên quan đến cuộc đua nhân sự trong đại hội 14 sắp đến.
Cũng chỉ là phe nhóm
Bối cảnh vừa qua, phát biểu đâm hông tân Tổng thống Trump về chính sách thương chiến của Chủ tịch nước Lương Cường tại hội nghị thượng đỉnh APEC cho thấy họ Lương đã nghiêng cây tre về phía Trung Quốc. Tiếng nói của Lương Chủ tịch giống như người phát ngôn của Tập Cận Bình. Trong lúc không rõ vô tình hay cố ý, quê hương Hưng Yên của Tô Tổng đang mở cửa chào đón dự án tỷ đô của Tập đoàn Trump. Việt Nam mua máy bay quân sự của Mỹ. Rõ ràng có sự trái cựa bất thường giữa Chủ Tịch Lương Cường và Tô Tổng trong ứng xử với 2 nước đối tác chiến lược toàn diện này.
Dư luận cũng cho rằng Vương Đình Huệ vốn đứng đầu nhóm Nghệ An có số Ủy viên Trung ương đông đảo nhất (14 người, có ba Ủy viên Bộ Chính trị). Vương Đình Huệ mất ghế, vai trò quan trọng của phe Nghệ An vào tay Phan Đình Trạc. Trước đó, nhận lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, làm Trưởng đoàn thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 11 đến 15/11/2024.
Chuyến đi nửa kín nửa hở, không giương cờ gióng trống như những đoàn đi Trung Quốc hoặc quan hệ với các nước khác. Vương Đình Huệ ngay trước khi mất chức đã từng thăm Trung Quốc và hội kiến với Tập Cận Bình.
Cuộc chiến giành ghế của Vương Đình Huệ hồi tháng 4 không hề đơn giản. Dù đệ tử thân tín Phạm Thái Hà đã khai báo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm điểm, nhưng Vương Đình Huệ vẫn chưa chịu buông gươm. Ba ngày trước khi Trung ương họp bất thường xử lý kỷ luật, Vương Đình Huệ vẫn đường hoàng chủ trì và phát biểu bế mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sau khi về hưu, Vương Đình Huệ vẫn năng nổ cùng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự các sự kiện lễ lạc của quốc gia như trong lễ viếng lăng Hồ Chí Minh ngày 28-9.
Ý chí Vương Đình Huệ, vai vế Phan Đình Trạc cho thấy Nghệ An vẫn còn là thế lực đáng gờm. Trong hàng tứ trụ hiện nay, ngoài Trần Thanh Mẫn không có lực lượng hậu thuẫn khả dĩ, ba trụ còn lại đều có lực lượng riêng. Cuộc chiến giành suất đặc biệt trụ hạng trong nhiệm kỳ đại hội 14 giữa tam đầu chế Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Lương Cường đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Muốn giữ ngôi vương, Tô Lâm phải tận dụng vũ khí đốt lò. Cảnh cáo Vương Đình Huệ không chỉ nhằm trấn áp thế lực Nghệ An.
Theo RFA/ Đài Á Châu Tự Do
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Bài đăng phổ biến từ blog này
Phu nhân Tô Lâm là ai, Tô Lâm có mấy đời vợ?
Vợ con Tô Lâm là ai, những thông tin về người vợ đầu Nguyễn Thị Kim Loan và người vợ thứ hai Ngô Thị Phương Ly (Ngô Phương Ly) của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, được nhà báo Lê Trung Khoa cập nhật để mọi người cùng biết. Ngày 18/8/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên bà Ngô Thị Phương Ly tháp tùng chồng đi công du nước ngoài. Vậy vợ Tô Lâm là ai? Bà Ngô Thị Phương Ly, sinh năm 1970, tức là nhỏ hơn Tô Lâm tới 13 tuổi. Đây là người vợ thứ hai của Tô Lâm. Người vợ đầu của Tô Lâm là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1959, chỉ kém Tô Lâm 2 tuổi. Bà Ngô Thị Phương Ly (quê quán Thanh Trì - Hà Nội) là một nữ nhà báo, hiện nay làm Trưởng phòng Văn hóa Nghệ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam. Bà từng là một trong những người phát triển chương trình "Người xây tổ ấm" của kênh VTV3. Bà có 2 con với Chủ tịch nước, Tổng bí thư Tô Lâm, tất cả đều là con gái, trong đó Tô Hà Linh là chị cả. Người vợ đầu của Tô Lâm là ai? T...
Bộ quốc phòng điều tra em ruột Tô Lâm sau cuộc lật đổ Huệ và Thưởng của Bộ Công An
Cuộc chiến phe phái trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đang rất căng thẳng. Sau khi khi hai đệ ruột của Nguyễn Phú Trọng là Võ Văn Văn Thưởng và Vương Đình Huệ bị hạ bệ một cách chóng vánh, tới lượt Tô Lâm bị "sờ gáy" dù đang nắm trong tay Bộ Công an siêu quyền lực. Hai bên đang ăn miếng trả miếng với những diễn biến khó lường. Nhà báo Lê Trung Khoa trích nguồn tin thân cận trong nước cho biết, trong khi Bộ Công an khởi tố bắt tạm giam anh vợ Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với cáo buộc liên quan đến vụ Hậu “pháo”, thì Bộ Quốc phòng đang vào cuộc vụ Công ty Xuân Cầu Holdings của Tô Dũng, em ruột Tô Lâm. Hiện nay Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (quê quán Hà Tĩnh) vẫn hoạt động bình thường nhưng bị cấm xuất cảnh. Làng Xuân Cầu là nơi sinh của Tô Lâm, thuộc tỉnh Hưng Yên, được dùng làm tên của Công ty cổ phần Xuân Cầu Holdings. Công ty này là một tập đoàn đa ngành được thành lập từ năm 2000, có trụ sở chính tại Hà Nội, do 6 cổ đông tham gia góp vốn, toàn là người của đại gia đình họ Tô ở...
Tập đoàn Xuân Cầu là sân sau của Bộ trưởng Công an Tô Lâm?
Dư luận đang thắc mắc Tập đoàn Xuân Cầu thuộc sở hữu của ai, thế lực nào đủ mạnh để chống lưng cho Xuân Cầu suốt thời gian dài. Có thông tin cho rằng, Tập đoàn Xuân Cầu là sân sau của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, do em trai Tô Dũng điều hành. Chưa kể, nguồn tin trong nước tiết lộ đang có cuộc thanh tra của Bộ Quốc phòng nhắm tới "đế chế này". Thế lực chống lưng Tập đoàn Xuân Cầu là Bộ trưởng Công an Tô Lâm? Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuân Cầu, tiền thân là Công ty TNHH Xuân Cầu (Piaggio Xuân Cầu), được thành lập vào ngày 28-4-2000. Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Xuân Cầu là Tô Dũng, sinh năm 1962. Xuân Cầu là tên một ngôi làng cổ, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xuân Cầu nằm sát con sông đào Bắc Hưng Hải là nơi chôn nhau cắt rốn của anh em nhà Tô Dũng. Công ty TNHH Xuân Cầu (Xuân Cầu Holding) có địa chỉ tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, vốn điều lệ là 2.150 tỷ đồng. Xuân Cầu Holding là công ty chuyên phân phối hàng đầu dòng ...
Thiếu tướng Vũ Hồng Văn em vợ Tô Lâm giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
Em vợ trước của Tô Lâm, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn với quá trình phong quân hàm thần tốc, vừa được bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan đầy quyền lực của Đảng. Quá trình phong quân hàm của Thiếu tướng Vũ Hồng Văn: 1999 Thiếu úy, 2001 Trung úy, 2004 Thượng úy, 2007 Đại úy, 2010 Thiếu tá, 2013 Trung tá, 2014 Thượng tá, 2015 Đại tá, 2021 Thiếu tướng. Sáng 8/8/2024, tại Kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã trao Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII đối Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Thiếu tướng Vũ Hồng Văn sinh năm 1976 quê Hưng Yên, đã kinh qua các chức vụ: Phó Chính ủy, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk; Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an. Thiếu tướng Vũ Hồng Văn là em vợ cũ ...
Số phận Phạm Minh Chính và phe quân đội ra sao nếu Tổng cục 2 rơi vào tay Tô Lâm?
Tô Lâm quá mạnh, quá hung hăng, đó là lợi thế của ông, nhưng cũng là bất lợi. Bởi có quá nhiều phe phái thấy rằng, Tô Lâm quá nguy hiểm. Nhưng việc ông thất bại khi quyết tâm truy lùng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nhằm mục đích hạ bệ ông Phạm Minh Chính, đã cho thấy, dù nắm trong tay bộ máy điều tra khổng lồ, nhưng không phải lúc nào Tô Lâm cũng có thể thực hiện được tham vọng. “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, dù ông Tô Lâm có hung hăng đến đâu, nhưng khi gặp phải đối thủ khó chơi, thì cũng như húc phải núi đá. Tác giả David Hutt của tờ The Diplomat từng tiết lộ, không chỉ ông Chính, mà cả ông Phan Văn Giang cũng “dính” đến bà Nhàn. Đây chính là “điểm nghẽn” của vụ án AIC, mà đến nay, ông Tô Lâm vẫn chưa thể gỡ được. Tổng cục 2 – Bộ Quốc phòng là nơi nắm giữ rất nhiều thông tin về bà Nhàn, hiện đang nằm trong tay ông Phan Văn Giang. Ông Tô Lâm rất muốn kiểm soát cơ quan này, nhưng gặp phải thế lực quá cứng, khó mà khoan thủng. Việc gỡ “điểm nghẽn” Tổng cục 2 có thể khiến ông Chính đổ, thì ...
Nhận xét
Đăng nhận xét