Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm thành công kiểm soát BCA

Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm. Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo. Ngày 28/5/2024, Tô

Trần Quốc Tỏ, nhân sự mới và cách dùng người của Nguyễn Phú Trọng

Bùi Thanh Hiếu_ Không một chút ồn ào, anh Tỏ khá âm thầm và lặng lẽ cho đến ngày nắm quyền điều hành Bộ Công An. Nhìn lại quá trình công tác của anh chẳng mấy gây chú ý dư luận, ít thấy dư luận đánh giá về anh.

Điểm chú ý nhất anh là em trai cố chủ tịch nước Trần Đại Quang, thời kỳ mà cả loạt tướng lĩnh và quan chức người Ninh Bình là vây cánh của anh Quang bị xử lý, anh Tỏ không hề bị sao. 

Không những chẳng bị sao, anh Tỏ lại còn làm thứ trưởng trường trực BCA và nhận huân chương quân công ngay sau khi một năm làm chức này.

Người ta có thể để anh làm bí thư Thái Nguyên 2 nhiệm kỳ rồi về hưu, hoặc có thể để anh làm chức gì đó vô bổ trong trung ương. Nhưng không, người ta chọn anh về BCA làm thứ trưởng thường trực ngay khi cơn địa chấn thanh trừng quan chức, tướng lĩnh thuộc vây cánh của anh trai anh còn chưa lắng xuống.

Và thật trùng hợp là từ khi anh Tỏ về làm thứ trưởng BCA, các vụ như Việt Á, chuyến bay giải cứu được phanh phui, dẫn đến anh Bảy Phúc phải từ chức. 

Anh Bảy Phúc chính là người đã chủ trương xử lý cánh Ninh Bình, cùng với anh Trương Hoà Bình, đương nhiên là có sự phối hợp của anh Lâm.

Nguyên nhân là do các tập đoàn sân sau của anh Bảy Phúc muốn gạt những sân sau của anh Quang ra để chiếm lĩnh các miếng bánh về bất động sản và ngân hàng. Về phía anh Lâm thì cũng muốn đưa người Hưng Yên của mình thay thế cánh Ninh Bình.

Đến đây mới thấy sự tài tình dùng người của ông Trọng. Ông nhận thấy sự mâu thuẫn lợi ích giữa các phe phái, ông tận dụng điều ấy để phục vụ cho công cuộc đốt lò. Đây là điều cốt lõi để đưa những kẻ cao cấp nhất, giữ chức vụ chủ chốt nhất phải vào tù hoặc buộc phải từ chức.  Sau thời gian dùng những kẻ tham nhũng xử những kẻ tham nhũng, sẽ đến thời kỳ những kẻ tham nhũng ít thịt kẻ tham nhũng nhiều, rồi sau đó sẽ đến thời của những người không tham nhũng thịt những kẻ tham nhũng ít.

Đó là sách lược của ông Trọng, cũng giải thích vì sao có những kẻ được bổ nhiệm cao hơn rồi lại bị xử lý. Nhưng thời kỳ của những người không tham nhũng làm thịt những người tham nhũng ít chỉ là lý thuyết, sẽ chẳng bao giờ xảy ra điều ấy. Bởi để làm được điều ấy, ông Trọng cần ngồi chức TBT ít nhất là 20 năm nữa mới may ra làm thức tỉnh được đạo đức quan chức, trở thành những người trong sáng trước cám dỗ vật chất.

Điều này không thể, vì quan chức khó lòng mà không theo đuổi vật chất. Khi cả xã hội đang lao theo mạch kiếm tiền, hưởng thụ. Đến những nhà sư quốc doanh hàng ngày còn nghĩ ra đủ kiểu để kiếm tiền , không hề có chút xấu hổ thì thử hỏi ai trong xã hội này không muốn có tiền ? Những người cộng sản hạ nhau để leo chức cao hơn nữa để làm cái gì ?  Nếu chẳng phải là để nắm được quyền lực chi phối đẻ ra nhiều lợi ích hơn.

Không phải ông Trọng không nhận ra điều ấy, ông biết và có thể châm chước cho một số người như ta gọi là có ăn ít, nhưng làm việc được. Những kẻ ăn quá nhiều và quá tham vọng quyền lực để ăn được nhiều hơn, quyền lực nhiều hơn là những đối tượng sẽ bị ông xử lý. Tuy nhiên thì không thể tránh khỏi một số không đáng bị xử lý nhưng do cuộc tương tàn phải chịu như trường hợp Phạm Bình Minh.

Việc đẩy ông Lâm làm CTN để rời xa BCA là cần thiết, vì những người nào ông Lâm có thể bắt thì ông Lâm đã bắt rồi. Còn những người có quan hệ, có dây dưa nọ kia, ông Lâm vì tình nghĩa hay vì gì đó chần chừ không muốn xử lý, thì mời ông lên làm CTN để người khác làm thay.

Cũng cần thay chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương, trưởng ban nội chính trung ương cho đồng bộ, vì cũng như ông Lâm. Các ông Trạc, Tú ngồi quá lâu ở những chức vụ này sẽ mang lại sự trì trệ của cuộc phòng chống tham nhũng, do những mối quan hệ hình thành dẫn đến sự cả nể, chưa nói đến là tiêu cực. Ví dụ minh hoạ nhất cho chuyện này là ông Tú làm chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương đến nay, chưa có một bộ, ngành, địa phương nào mà người Hà Tĩnh đảm nhiệm bị thanh tra, kiểm tra ra kết quả tiêu cực cả. Trong khi việc ở bộ tài nguyên môi trường, bộ kế hoạch đầu tư, tỉnh Hà Tĩnh có qúa nhiều sai phạm.

Ở đây không phải là thỏ cáo hết rồi, cung tên và chó săn bị đối xử bạc. 

Mà là do đến lúc cần phải thay đổi người mới, không có những mối quan hệ dây mơ khó xử như những người trước.

Không biết tới đây, ông Tỏ xử lý được những đám doanh nhân, quan chức nào mà ông Lâm vì những lý do nào đó cá nhân, còn để đó chưa làm ? 

 Tuy nhiên thì những doanh nhân, quan chức khác lại đang khấp khởi niềm vui. Chẳng hạn như ông bầu Nguyễn Đức Thuỵ của gia tộc Xuân Thành nổi tiếng đất Ninh Bình, hoặc Thích Thái Trúc Minh giám đốc khu kinh doanh tâm linh Ba Vàng ...sẽ là những người đang khấp khởi niềm vui.

Theo Người Buôn Gió

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những sai phạm của Tô Lâm

Ông trùm truyền thông Nguyễn Công Khế là ai và giàu cỡ nào

Thủ tướng Phạm Minh Chính xin từ chức, trợ lý Thủ tướng bị bắt