Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm thành công kiểm soát BCA

Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm. Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo. Ngày 28/5/2024, Tô

Khi quan chức Cộng Sản làm ăn và nuôi dưỡng sân sau

Thường thì những vụ đại án chỉ nhắm đến tài chính ngân hàng và bất động sản. Nhưng có rất nhiều ngành nghề khác mà người nhà hoặc bản thân các quan chức làm ăn không thấy xử lý, dù hậu quả của họ gây ra tác hại rất lâu dài, có khi còn làm thảm hoạ.

Đó là các ngành nghề như khai thác mỏ, y tế, giáo dục, điện, nước, xăng dầu, văn hoá ....những thứ mà người dân buộc phải dùng đến hàng ngày. Tuy rằng chính sách của đảng CSVN từ năm 1986 mở rộng chủ trương kinh tế nhiều thành phần, nhưng quyền lực do quan chức đảng viên nắm giữ đã tác động không bình đẳng đến người dân kinh doanh.

Một người dân muốn kinh doanh chân chính, họ đối mặt với quá nhiều giấy phép và cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra. Nhưng nếu họ câu kết hối lộ với quan chức hoặc cho người nhà quan chức góp phần vốn, mọi sự sẽ hanh thông.

Đây chính là điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam, khi sự công bằng không có, sẽ khiến cho sự phát triển minh bạch của tư nhân bị kìm hãm. Còn những doanh nghiệp có cổ phần của quan chức lại ỷ lại vào quyền thế của mình dành đặc quyền, đặc lợi làm ưu thế khiến cho doanh nghiệp này không có sức bật phát triển. Bởi nó chỉ sinh lời khi những quan chức này còn quyền lực. 

Bằng chứng hiển hiện là dù đổi mới đã gần 40 năm, trong nước có nhiều tập đoàn nghìn tỷ, nhưng chưa có doanh nghiệp nào vươn được ra tầm quốc tế với sản phẩm của mình. Nếu không giải quyết được vấn đề này, tức không có công bằng, chả mấy chốc những doanh nghiệp lớn của Việt Nam sẽ đổ nợ hoặc rơi vào tay những tập đoàn nước ngoài. Nguy hại nhất là những tập đoàn nước ngoài có hâụ thuẫn của chính phủ nước đó. Nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn nằm trong sự chi phối chính trị của nước ngoài.

Công cuộc cách mạng mà đảng CSVN khởi xướng dành độc lập đất nước, giải phóng giai cấp công nông sau gần một thập kỷ lại quay về thời ban đầu. Khác chăng hình thức độ hộ và cai trị của nước ngoài mang một hình thái mới, điều này đã đến và đang đến.

Gia tộc Nguyễn Xuân Phúc và Trần Thị Nguyệt Thu là tiêu biểu cho việc người thân quan chức lợi dụng quyền lực để kinh doanh bất bình đẳng. Em bà Thu là Trần Công Tấn lũng đoạn thuỷ điện cả dải miền Trung, nhờ ông anh rể mà liên tiếp mở rộng nhiều nhà máy thuỷ điện, gây tác hại môi trường và lũ lụt tang thương nhưng chưa bao giờ thấy thanh tra nào đụng đến. Con cháu hai vợ chồng này kinh doanh từ giáo dục, y tế, thực phẩm....như vụ trường Gateway và vụ đập sữa ở siêu thị Tú Bắc cho thấy rõ việc gia đình quan chức tham gia nhiều ngành nghề và hưởng được sự ưu ái bất bình đẳng. Từ đó đã dẫn đến những vụ như Việt Á, Chuyến Bay Giải Cứu vừa qua quá khủng khiếp, buộc đảng CSVN phải phế truất Nguyễn Xuân Phúc.

Tuy nhiên việc phế truất Nguyễn Xuân Phúc không hẳn vì vụ việc gây hậu quả quá lớn, mà nguyên nhân chính là phe Nghệ An lo sợ Phúc sẽ tiếm ngôi tổng bí thư và quyền lực chính trị rơi vào tay phe nhóm Quảng Nam, Long An. Nếu không có sự quyết liệt của phe Nghệ An, chắc hẳn chẳng ai biết được vụ Việt Á và Chuyến Bay Giải Cứu đã cướp đi tiền bạc của nhân dân và đất nước đến đâu.

Vụ Vạn Thịnh Phát cũng vậy, VTP có khu công nghiệp 2000 héc ta đất công nghiệp ở Long An, ngay sát ranh giới Sài Gòn. Novaland của Bùi Thành Nhơn cấu kết được với phe Vương Đình Huệ, đã dành được 600 héc ta từ tay VTP  từ khu công nghiệp này, đầu tư vài nghìn tỷ làm hạ tầng rồi rao bán với giá 20 triệu một mét vuông, dự kiến thu về hàng trăm nghìn tỷ. Khi VTP dùng tiền hối lộ đưa cho Nguyễn Cao Trí ( Trí là đệ tử của hai cựu uỷ viên BCT Long An là Trương Tấn Sang, Trương Hoà Bình ) để Tấn Sang, Hoà Bình đi vận động dành lại đất. Để đập phát chết ngay, không cho phe Long An dãy dụa. Phe Nghệ An đã cho cục trưởng C03 Nguyễn Ngọc Lâm ra tay dứt khoát, bắt ngay Trương Mỹ Lan và rồi đến Nguyễn Cao Trí.

Linh hồn của phe Nghệ An là hai nhân vật là Nguyễn Sinh Hùng và Hoàng Văn Chánh, bộ đôi này từ nhiều năm trước đã âm thầm xây dựng nhân sự đưa vào trung ương để phe Nghệ An hùng mạnh như bây giờ.

Khái quát vài ví dụ về việc làm ăn bất bình đẳng do yếu tố quan chức cộng sản Việt Nam đứng đằng sau các doanh nghiệp, để hiểu rằng đây là vấn đề nhức nhối và mang tính sinh tử cho vận mệnh đất nước. Vấn đề này chưa bao giờ được đặt ra bàn tại trung ương, chưa bao giờ được đưa vào văn kiện đảng. 

Cho nên hiện tượng này vẫn tồn tại và phát triển theo chu kỳ của quan chức nắm quyền. Như lứa cỏ dại này lụi, lứa khác lại trồi lên.

Ví dụ điển hình là trường hợp nhà máy nước sạch Thanh Hà mà ông Trần Hồng Hải và bố vợ ông nắm đại đa số cổ phần. Ông Trần Hồng Hải là em trai ông phó thủ tướng đương nhiệm Trần Hồng Hà.

Tháng 10 năm 2023 những người dân ở khu đô thị Thanh Hà sống trong khủng hoảng vì nước sạch ở đây bị ô nhiễm.

Hãy ngược trở lại vài năm trước để biết ngọn nguồn câu chuyện nước sạch ở Thanh Hà.

Khu này được nhà máy nước sạch Hà Nội cung cấp, dự định sẽ chuyển giao việc cấp nước cho nhà máy nước Sông Đà về mặt địa lý tiện lợi hơn và hạn chế khai thác nước ngầm ở Hà Nội. Thế nhưng bỗng nhiên có kẻ đổ chất thải vào đầu nguồn nước sông Đà, các ống cung cấp của nhà máy này dạo đó cũng bị vỡ liên tục. Nhiều công trình bị gây khó dễ chậm thi công, đặc biệt là công trình cấp nước cho Thanh Hà.

Quyết định 449 của TTCP năm 2013 quy hoạch cấp nước Hà Nội tầm nhìn 2050.

- Phạm vi cấp nước của Nhà máy nước mặt Sông Đà: Khu vực đô thị vệ tinh phía Tây Hà Nội (Sơn Tây, Láng Hòa Lạc và Xuân Mai); đô thị sinh thái (Phúc Thọ, Quốc Oai và Chúc Sơn); dọc theo trục đường Láng - Hòa Lạc; đô thị trung tâm phía Tây Nam Hà Nội (từ vành đai 3 đến vành đai 4 và khu vực nông thôn liền kề).

- Phạm vi cấp nước của Nhà máy nước mặt Sông Hồng: Khu vực đô thị trung tâm Hà Nội; một phần đô thị phía Tây Hà Nội (Đan Phượng, Sơn Tây); một phần khu vực đô thị phía Bắc Hà Nội (Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn) và khu vực nông thôn liền kề.

- Phạm vi cấp nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Khu vực đô thị trung tâm phía Đông Bắc Hà Nội (quận Long Biên, huyện Gia Lâm, một phần Đông Anh), khu vực Nam Hà Nội (một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai); đô thị vệ tinh Phú Xuyên và nông thôn liền kề. Ngoài ra, còn cấp nước cho một số khu vực của các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên. 

 Đến năm 2021 bỗng nhiên chính phủ lại điều chỉnh quy hoạch cấp nước ở Hà Nội với quyết định 554 quy hoạch  vẫn với cái câu tầm nhìn 2050 và bổ sung cho nhà máy nước sông Đuống không chỉ dừng lại ở một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai mà thêm huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên ( không chỉ là khu đô thị vệ tinh Phú Xuyên)  là vị trí chính xác của khu đô thị Thanh Hà. Và tước đoạt quyền cấp nước của Sông Đà tại khu đô thị này bởi lý do chậm tiến độ làm hạ tầng.

Một cuộc thôn tính lãnh địa như maphia hay thực hiện, đầu tiên năm 2019 là phá hoại đối thủ, gây bức xúc dư luận, sau đó ra quyết định trao lãnh địa Thanh Hà cho bà trùm maphia ngành nước Đỗ Liên.

Thế nhưng miếng bánh phải có phần chia, Nhà máy nước sông Đuống của Đỗ Liên chẳng ăn được một mình miếng bánh ở Thanh Hà, mặc dù nhà máy này đủ sức cung cấp, tuy nhiên phải nhường cho chút cho gia tộc tân phó thủ tướng Trần Hồng Hà.

Em trai phó thủ tướng Trần Hồng Hà là Trần Hồng Hải là giảng viên đai học xây dựng, đã cùng bố vợ lập ra Công Ty Cổ Phần Nước Sạch Thanh Hà, nhập nước nhà máy sông Đuống bán cho dân Thanh Hà.

Do công nghệ mác Đức, ruột Tàù và quãng đường cấp nước từ nhà máy sông Đuống đến Thanh Hà quá xa. Nên khi vào mùa cạn tháng 10 năm 2023 cư dân Thanh Hà nhận đủ nước cặn, bẩn do nhà máy sông Đuống cấp qua công ty của em trai phó thủ tướng Trần Hồng Hà.

Vụ việc gây ầm ĩ và thiệt hại lớn đến vật chất, tinh thần của người dân, nhưng với sự bảo kê của phó thủ tướng Trần Hồng Hà, chính phủ họp phiên ngày 14 tháng 11 năm 2023 tạm lấy nước ngầm Hà Nội bổ sung thay thế cho nước sông Đuống cấp cho nhà máy cổ phần nước sạch Thanh Hà, để công ty em trai phó thủ tướng tiếp tục làm ăn thuận lợi. Cho thời gian để nhà máy nước sông Đuống khắc phục.

Chúng ta lại chứng kiến một gia tộc mới, một đám cỏ mới đang hình thành kế tục gia tộc Nguyễn Xuân Phúc. Như trong đoạn kết của bộ phim Bạch Tuộc phần 2, khi người thanh tra cùng đồng đội tìm đến nơi tên trùm thì hắn đã bị sát hại. Người thanh tra than.

- Như thế Xixin đã có trùm mới.

Trong khi người dân Thanh Hà khốn khổ vì một cổ hai tròng móc hầu bao tiền nước của họ, chịu cảnh nước bẩn, độc hại thì những kẻ cung cấp nước đó sống phè phỡn trong xa hoa. Chúng du lịch những nơi sang trọng trên thế giới , chúng dùng đồ hiệu từ đôi tất trở lên, chúng cưỡi xe sang, bay trực thăng, du thuyền, chúng có cả bộ sưu tập áo vét, đồng hồ và các biệt thự.

Những hình ảnh dưới đây về cuộc sống tiến sĩ Trần Hồng Hải, nói lên tất cả về sự ăn trên ngồi chốc xương máu người dân, được đảng bảo kê bằng văn bản, bằng quyết định thay đổi tuỳ hứng theo quyền lực của chúng từng giai đoạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những sai phạm của Tô Lâm

Ông trùm truyền thông Nguyễn Công Khế là ai và giàu cỡ nào

Thủ tướng Phạm Minh Chính xin từ chức, trợ lý Thủ tướng bị bắt