Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2024

Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm thành công kiểm soát BCA

Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm. Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo. Ngày 28/5/2024, Tô

Bộ Chính Trị họp khẩn cách hết chức vụ ông Vương Đình Huệ

 Kết quả cuộc họp khẩn Bộ Chính trị  "Họp khẩn Bộ Chính trị sáng 25/4:  - Cách hết chức vụ của ông Huệ. - Bà Mai thay ông Huệ. - Ông Mẫn làm Chủ tịch nước. - Lương Cường lên Thường trực Ban Bí thư." Một nguồn tin vừa mới tiết lộ như trên. Và chiều 26/4 sẽ họp bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trận thư hùng nổi tiếng nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Bộ trưởng Công an Tô Lâm mà mọi người chờ xem, rất tiếc đã không xảy ra, khi mà họ Vương sớm buông súng xin hàng. Nhanh hơn dự đoán của mọi người, Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị khóa 12 và 13, chủ tịch Quốc hội khóa 15, đã làm đơn xin thôi tất cả các chức vụ trong đảng và quốc hội, rút lui khỏi chính trường. Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố quyết định “Tuyệt Mật” số 163-QĐ/UBKTTW ngày 19-4-2024, nội dung “Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Vương Đình Huệ”, thì năm ngày sau, tức ngày 24-4-2024, ông Huệ đã viết đơn gởi tổng bí thư Nguyễn Phú Tr

Vương Đình Huệ - nhân tố bất ổn nhấn chìm lò ông Trọng

Câu chuyện Hưng Thuận An là chỗ thân thiết với Huệ như gia đình từ bao lâu nay ai cũng biết. Từ doanh nghiệp nhỏ theo bước thăng tiến chính trị của Huệ, Hưng Thuận An nổi lên thành đại gia ngàn tỷ, trúng thầu khắp nước với những dự án khủng. Doanh số cao nhưng số lãi lại rất ít, để làm được sổ sách như thế chỉ có bậc thầy tài giỏi về tài chính, kế toán mới sắp đặt được mà thôi. Phạm Thái Hà trợ lý của Huệ cũng là dân tài chính, kế toán. Hà theo Huệ cũng như Hưng, quãng tầm trên dưới 20 năm.  Việc Huệ chối không liên quan, không biết và không xin rút, không kỷ luật được Vương Đình Huệ sẽ xảy ra những hệ luỵ gì. Đó là đòn giáng chí mạng kết thúc công cuộc đốt lò, phòng chống tham nhũng. Chuyện này không chỉ dừng lại ở dây,  mà sẽ có những vụ hồi tố, xét lại về quá trình chống tham nhũng. Những người bị xử lý bởi công cuộc này sẽ ùa nhau lên tiếng. Chúng ta hãy hình dung Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Trần Tuấn Anh ( chưa kể những người khác nữa )...đồng loạt

Phạm Thái Hà gắn bó với Vương Đình Huệ tới mức nào?

Thời điểm bị bắt, ông Phạm Thái Hà đang là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, kiêm Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.  Có thể thấy, về vị trí công tác, bị can Phạm Thái Hà làm việc rất gần gũi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Xét quá trình công tác, có thể thấy ông Hà đã theo ông Huệ trong nhiều năm. Ông Phạm Thái Hà sinh năm 1976, quê tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông có học vị tiến sĩ kinh tế, là kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (CPA) chuyên về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Ông Phạm Thái Hà từng từng làm trợ lý, thư ký cho ông Huệ qua nhiều cơ quan công tác: - Thời gian ông Vương Đình Huệ làm Tổng kiểm toán Nhà nước từ năm 2006 đến 2011 - Thời ông Huệ làm Bộ trưởng Tài chính giai đoạn 2011-2012 - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương giai đoạn 2012-2016 - Thời ông Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội - Tháng 4/2021, ông Huệ trở thành Chủ tịch Quốc hội (vào “Tứ Trụ”), ông Hà cũng chuyển sang làm trợ lý. - Sau đó hơn một năm (tháng 5/2022), ông Hà chính thức được bổ nhiệm làm Phó

Phạm Thái Hà trợ lý chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ bị bắt vì lạm dụng chức quyền

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Đây là đòn đánh tiếp theo của Tô Lâm hướng tới Vương Đình Huệ sau vụ bắt giữ Hưng Thuận An. Bộ Công an dường như muốn hạ bệ đệ của ông Trọng giống như đã làm với ông Võ Văn Thưởng. Theo giới thạo tin, tập đoàn Thuận An là sân sau của Vương Đình Huệ và phe cánh Nghệ An Nguyễn Sinh Hùng. Ông Hà, 48 tuổi, bị bắt theo khoản 4, Điều 358 Bộ luật Hình sự khi nhà chức trách mở rộng điều tra vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết sáng 22/4. Các quyết định khởi tố, tạm giam ông Hà về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi đã được VKSND Tối cao phê chuẩn. Đây là diễn biến mới khi Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị,

Minh Nhựa và Vương Đình Huệ

Quá trình công tác từ bộ tài chính, tổng kiểm toán, phó thủ tướng, bí thư Hà Nội của Vương Đình Huệ là quãng thời gian thu thập được nhiều kinh nghiệm, quan hệ cũng như những bí mật chết người của nhiều nhân sự, nhiều phe phái. Trên từng vị trí trải qua, Huệ xây dựng được nhiều quan hệ, nhiều tay chân, nhiều đồng minh. Đến ngày nay quân cán cùng liên minh, ảnh hưởng của Vương Đình Huệ phải nói là cực lớn. Nó lớn đến mức độ, Huệ chỉ ung dung nhìn thế sự, đợi đến ngày làm TBT. Tất cả tay chân và liên minh của Huệ đều đinh ninh chắc chắn như vậy Ví dụ nói về việc Vương Đình Huệ chiêu nạp vợ chồng Minh Nhựa, Thuỳ Linh khi còn làm bí thư Hà Nội. Phan Thị Thuỳ Linh là con dâu của Nguyễn Quốc Triệu, khi ông Triệu bị thất thế. Linh bỏ con trai ông Triệu và lấy Bùi Tố Minh, tức đại gia Minh Nhựa. Minh Nhựa là doanh nghiệp khá thành công trong ngành sản xuất nhựa trụ sở tại Long Biên- Hà , tận dụng  có vợ là người rành rẽ trong bộ máy chính quyền, nhiều quan hệ với quan chức.  Minh Nhựa có những

Phe giải cứu Vương Đình Huệ đang làm gì?

Vương Đình Huệ dù mặt buồn và lo âu, nhưng vẫn kiên quyết bác bỏ những gì liên quan đến Hưng Thuận An, Phạm Thái Hà và nhóm bí thư, chủ tịch cùng với các cán bộ Bắc Giang. Bí thư Bắc Giang sau khi nhận tội, viết đơn tố cáo sở dĩ phải chấp nhận cho Hưng Thuận An làm cầu dây văng Đồng Việt vì chính Huệ gọi điện ép. Khi Phạm Thái Hà cùng Hưng Thuận An đến gặp. Lãnh đạo Bắc Giang chỉ còn nước đồng ý. Bí thư Bắc Giang tạm cho về để cung cấp chứng cứ, hồ sơ phục vụ điều tra. Còn Phạm Thái Hà hiện vẫn bị giữ ở Bộ Công An. Vương Đình Huệ khẳng định không chỉ đạo gì bí thư Bắc Giang, không chỉ đạo gì Phạm Thái Hà và chỉ là chỗ đồng hương thân quen với Hưng Thuận An từ nhiều năm. Còn việc những người này làm gì ở dự án Đồng Việt thì Huệ không biết. Nếu có sai trái gì thì cứ kiểm tra đúng quy trình và nếu có sai phạm thì trách nhiệm thuộc về chính phủ. Huệ cho rằng những lời khai của Hà, Hưng, Dương với Huệ là không có căn cứ, không có bằng chứng. Vụ  Võ Văn Thưởng nhận tội và bị xử rất nhanh.  T

Thế lực nào chống lưng cho Tập đoàn Thuận An và Nguyễn Duy Hưng

Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Thuận An Group đã bị cơ quan cảnh sát điều tra kinh tế C03 bắt giữ vào sáng ngày hôm qua 8/4. Cùng bắt với Hưng có nhiều nhân viên dưới quyền và công an thu giữ nhiều hồ sơ. Nguyễn Duy Hưng nguyên quán Nghệ An, thành lập công ty tại Hà Nội vào năm 2004. Hưng là một mắt xích trong tập đoàn Sinh Hùng và Chánh Tổng gây dựng. Tập đoàn này có mưu lược và hoạch định có chiều sâu, từng bước đưa những người Nghệ An, Hà Tĩnh vào những vị trí chiến lược, tiến tới mục tiêu hoàn toàn nắm quyền kiểm soát đất nước vào nhiệm kỳ thứ 13, 14. Đến nhiệm kỳ 13, những nhân tố Nghệ Tĩnh đã chiếm được nhiều bộ ngành quan trọng như bộ Tài Chính, Bộ tài nguyên môi trường, bộ kế hoạch đầu tư, ban kiểm tra trung ương, ban nội chính trung ương, lý luận, nội vụ  và nhiều ban ngành khác. Tập đoàn chính trị này chỉ chờ cơ hội tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có vấn đề về sức khoẻ là hoàn tất mộng bá vương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà đến nay, dù tuổi cao, sức yếu nhưng tông bí th

Vương Đình Huệ nguy khốn sau vụ bắt giữ Hưng Thuận An

Trong cơ chế chính trị như ở Việt Nam, khó có một lãnh đạo nào không có sân sau. Có những chuyện cần đến tiền để quan hệ, chi phí những việc ngầm. Không có tiền của sân sau, lãnh đạo ấy trở thành bất tài. Tiền sân sau trải ra lấy ảnh hưởng, lấy sự đồng tình, lấy lòng dư luận, mua phiếu bầu... Hưng Thuận An là người thân thiết với anh Huệ bao nhiêu năm, anh Huệ lên thì Hưng cũng lên, từ doanh nghiệp vài tỷ trong vòng 10 năm lớn mạnh thành doanh nghiệp hàng ngàn tỷ. Cũng như Phạm Thái Hà từ trường tài chính theo chân anh Huệ , anh Huệ lên thì Hà cũng lên theo. Công danh, sự nghiệp, tiền tài của anh Huệ và đàn em cứ thế suôn sẻ trong khi nhiều băng nhóm khác đã bị xoá sổ hoàn toàn. Bên cạnh anh có những người Hà Tĩnh chung dòng sông Lam đồng lòng ủng hộ. Anh tha hồ chờ đợi ngày lên ngôi chí tôn, anh vui vầy bên những bông hồng đẹp đầy hương sắc. Những người đẹp của anh , nhờ anh mà luôn được đám sân sau bao bọc, phục tùng. Chẳng hạn như ca sĩ Phạm Phương Thảo liên tục ra những album chi p

Khi quan chức Cộng Sản làm ăn và nuôi dưỡng sân sau

Thường thì những vụ đại án chỉ nhắm đến tài chính ngân hàng và bất động sản. Nhưng có rất nhiều ngành nghề khác mà người nhà hoặc bản thân các quan chức làm ăn không thấy xử lý, dù hậu quả của họ gây ra tác hại rất lâu dài, có khi còn làm thảm hoạ. Đó là các ngành nghề như khai thác mỏ, y tế, giáo dục, điện, nước, xăng dầu, văn hoá ....những thứ mà người dân buộc phải dùng đến hàng ngày. Tuy rằng chính sách của đảng CSVN từ năm 1986 mở rộng chủ trương kinh tế nhiều thành phần, nhưng quyền lực do quan chức đảng viên nắm giữ đã tác động không bình đẳng đến người dân kinh doanh. Một người dân muốn kinh doanh chân chính, họ đối mặt với quá nhiều giấy phép và cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra. Nhưng nếu họ câu kết hối lộ với quan chức hoặc cho người nhà quan chức góp phần vốn, mọi sự sẽ hanh thông. Đây chính là điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam, khi sự công bằng không có, sẽ khiến cho sự phát triển minh bạch của tư nhân bị kìm hãm. Còn những doanh nghiệp có cổ phần của quan chức lại ỷ lại