Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm thành công kiểm soát BCA

Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm. Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo. Ngày 28/5/2024, Tô

Liệu Thủ tướng Phạm Minh Chính có mất chức do liên quan Nguyễn Thị Thanh Nhàn?

Thủ tướng Phạm Minh Chính được cho là đang bị gây sức ép vì những sai phạm thời còn làm ở cục hậu cần Bộ Công an và bí thư Quảng Ninh. Mà cụ thể, ông Chính có liên quan tới những phi vụ của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Bài viết dưới đây của blogger Bùi Thanh Hiếu sẽ phần nào cho bạn cái nhìn khác về tình hình chính trị Việt Nam hiện nay. DaiNgu.com xin trích dẫn toàn bộ nội dung:

Liệu Phạm Minh Chính có mất chức

Bùi Thanh Hiếu_Thủ tướng Phạm Minh Chính đang đứng trước những cáo buộc của Bộ Nội Vụ và Bộ Công An về những sai phạm thời kỳ ông làm tổng cục trưởng tổng cục hậu cần Bộ Công An và thời làm bí thư Quảng Ninh.

Trong thời gian chưa đầy 13 tháng,  từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 1 năm 2011 ông Chính làm tổng cục HCKT BCA đã có những sai phạm trong việc mua bán vũ khí. Trước đó ông giữ chức cục trưởng cục tình báo khoa học kỹ thuật Bộ Công An.

Đây cũng là quãng thời gian Việt Nam bắt đầu tìm kiếm nguồn cung cấp vũ khí thay cho đối tượng cung cấp truyền thống là Nga, từ những năm này Israel là một nguồn cung cấp vũ khí lớn cho Việt Nam. Đầu tiên là Bộ Công An mua, sau đến là Bộ Quốc Phòng.

Từ năm 2010 con số chênh lệch giữa cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam với Israel thường dao động ở mức 500 triệu đến 1 tỷ usd hàng năm.

Có thể hiểu ngầm rằng có những năm , phía Việt Nam mua của Israel từ 500 triệu đến 1 tỷ USD vũ khí, trang bị, khí tài.

Việc mua bán này thông qua bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm môi giới.

Từ năm 2011 ông Chính chuyển về làm bí thư Quảng Ninh, thời gian lãnh đạo tỉnh này, báo chí đã ca ngợi Quảng Ninh có nhiều phát triển. Nhưng đến nay thì Bộ Công An đang liên tục phanh phui những sai phạm về đấu thầu ở tỉnh này, hầu hết mọi sai phạm đều liên quan đến công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Điều đáng chú ý là nếu như ông Chính không làm thủ tướng, tiếp tục làm trưởng ban tổ chức trung ương, liệu ông có bị khui ra các sai phạm này không?

Chắc chắn là không.

Bởi nếu có, nó đã được khui ra khi ông làm trưởng ban tổ chức rồi, không đợi đến khi ông làm thủ tướng mới khui ra.

Chức thủ tướng liên quan đến quá nhiều lợi ích của các phe nhóm. Một là phải có quyền lực tuyệt đối để khi  phân chia lợi ích cho các nhóm, không phe nhóm nào dám phản ứng. Hai là chấp nhận làm bù nhìn, để các nhóm giàn xếp chia lợi ích với nhau, ở giữa ký kết theo đề nghị các nhóm đã thoả thuận.

Đại khái nôm na một tao làm bố chúng mày, chia cho con nào con đó được. Hai là chúng mày làm bố tao, bảo tao chia sao tao chia thế.

Còn lưng chừng hoặc muốn khác đi, các phe nhóm không để cho tồn tại.

Nếu cứ cương và muốn thay đổi, ông Chính không thể trụ được ở chức thủ tướng trước những tố cáo về sai phạm những năm còn làm thứ trưởng công an, bí thư Quảng Ninh ngày càng gia tăng. Ông chỉ có chấp nhận nhượng bộ như ra chính sách đặc biệt có lợi cho các tập đoàn, như vụ giải cứu cho Novaland mới đây và phân bổ các dự án theo yêu cầu của các phe nhóm.

Tóm lại ông phải làm thủ tướng bù nhìn phân chia lợi ích cho các nhóm theo yêu cầu.

Dường như ông Chính cũng đang nhượng bộ, nhưng sức ép vẫn chưa giảm. Mấu chốt của sức ép không giảm là do sự nhượng bộ của ông chưa đủ trong dự án 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành.

Trước nguy cơ Lê Viết Hải đang được ngân hàng tiếp sức để đủ sức thầu dự án Long Thành, đại gia Dương và các liên minh đang tìm mọi cách để ngăn cản và chiếm thầu cho mình. Các cuộc chạy đua đang diễn ra quyết liệt. Liên minh của nhóm Nguyen Ba Duong bước đầu đã vượt qua vòng thứ hai và sắp tới vòng cuối cùng, khả năng thắng thầu Long Thành đã trong tầm tay.

Dự án Long Thành về tay ai, điều đó sẽ quyết định số phận thủ tướng Phạm Minh Chính.

Có lẽ ông Chính sẽ phải về để nhường chức cho một người thực sự có uy lực hơn.

Đất nước nào cũng cần có những tập đoàn tư nhân phát triển, làm nòng cốt cho đất nước phát triển. Nhưng ở tư bản là những tập đoàn phát triển về khoa học, kỹ thuật. Còn ở Việt Nam thì những tập đoàn đều phát triển gắn với bất động sản và dự án xây dựng của nhà nước.

Mà những thứ đó lại do nhà nước CNXH quản lý.

Tham nhũng, đấu đá từ đó mà ra cả.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những sai phạm của Tô Lâm

Ông trùm truyền thông Nguyễn Công Khế là ai và giàu cỡ nào

Thủ tướng Phạm Minh Chính xin từ chức, trợ lý Thủ tướng bị bắt