Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm thành công kiểm soát BCA

Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm. Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo. Ngày 28/5/2024, Tô

Có một đội quân mạng Trung Quốc chuyên kích động, gây chia rẽ tại Việt Nam

Bài viết phân tích về thực trạng có một đội quân mạng Trung Quốc được huấn luyện, đào tạo để hiểu rõ lịch sử, văn hoá và cả tiếng Việt. Nhóm này chuyên thổi bùng các vấn đề gây tranh cãi trên Internet Việt Nam với những mục đích riêng. Họ cố lái dư luận theo định hướng của chính phủ Trung Quốc, hoặc "đàn áp" những ý kiến, tư tưởng không vừa ý. DaiNgu.Com xin trích dẫn toàn bộ bài viết này.

MỘT ‘ĐỘI QUÂN MẠNG’ TRUNG QUỐC ĐƯỢC ĐÀO TẠO: BIẾT TIẾNG VIỆT, HIỂU RÕ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Ở Trung Quốc những năm gần đây, nhiều trường có cả chuyên ngành Đại học gọi là ‘Việt Nam học’. Khi vào đây, sinh viên Trung Quốc sẽ được học tiếng Việt với đầy đủ kỹ năng đọc, hiểu, nói, viết thành thạo như một người Việt bản địa. Không chỉ dừng lại ở đào tạo ngôn ngữ, những sinh viên này còn được đào tạo rất chuyên sâu về lịch sử, văn hoá, chính trị của Việt Nam... nhưng luôn kèm theo câu "do người Trung Quốc phát minh".

Việc này đã tạo ra những ‘đội quân’ người Trung Quốc hiểu về Việt Nam, cập nhật rất rõ tình hình của Việt Nam. Họ sử dụng mạng xã hội Facebook dưới tên Việt Nam, tham gia vào các diễn đàn mạng xã hội tại Việt Nam và tương tác rất tích cực.

Tuy nhiên, ở ‘đội quân’ này có khá nhiều mặt trái, vì biết rõ tiếng Việt, dùng Facebook dưới tên Việt nên khi tham gia các cuộc tranh luận hoặc đưa tin họ thường cố tình đứng ở vị trí của một người Việt Nam để tham gia tranh luận hoặc đưa thông tin, rất nhiều thông tin trong số đó có sự đánh tráo khái niệm, bịa đặt về tình hình Việt Nam, so sánh với Trung Quốc, tạo mâu thuẫn, nghi ngờ trong dư luận.

Thủ đoạn thường thấy là các Facebook đặt tên Việt (kiểu như Hoa Quốc Phong, Tiêu Bá Dương, Thạch Anh…), tự nhận bản thân là một người thuộc vùng miền, địa phương nào đó của Việt Nam, sau đó dùng các thông tin xuyên tạc, bịa đặt để kích động tranh cãi, chửi bới để gây xung đột vùng miền, chia rẽ sự đoàn kết. Nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử của Việt Nam bị nhóm này cố ý xuyên tạc hoặc đánh tráo khái niệm để người đọc, người xem lầm tưởng và hạ thấp giá trị văn hoá, lịch sử của Việt Nam và đặc biệt là tấn công vào chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Những kẻ này ở nhiều cuộc tranh luận đóng vai trò khơi mào, dẫn dắt, thổi bùng vấn đề, tạo tranh cãi nảy lửa rồi âm thầm rút. Một số kẻ lợi dụng các idol Trung Quốc để lôi kéo người Việt Nam tuyên truyền trá hình cho đường lưỡi bò với những luận điệu đại loại như “yêu nước nhưng vẫn đu idol” hay “Hoàng Sa, Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm từ lâu”, “chủ quyền Việt Nam, chính trị không liên quan đến nghệ thuật”… hay xuyên tạc lịch sử như: “Cái áo, cái quần của triều đại A, B của Việt Nam là ăn cắp từ Trung Quốc”, “Việt Nam không tự sáng tạo ra các lễ nghi mà phải sao chép, ăn cắp, học lỏm từ Trung Quốc”… 

Lẽ dĩ nhiên, những luận điệu này cũng được sự chia sẻ của một số các bạn trẻ của Việt Nam - thường được cộng đồng mạng gọi là “Mị Châu”, những bạn trẻ này thiếu kiến thức, nhẹ dạ, khả năng lập luận tư duy kém nên khi nghe những luận điệu kiểu “7 phần là sai 3 phần là đúng ” được tuyên truyền đã vội tin tưởng và lặp lại những luận điệu đó.

Tại Trung Quốc, những người này được gọi là "Tiểu Phấn Hồng". Xu hướng này xuất hiện trong thời gian gần đây và có lẽ cần phải có sự theo dõi và nghiên cứu về cách thức hoạt động của nhóm này nhằm đưa ra các biện pháp đấu tranh phù hợp.

(c) hvpcpđ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những sai phạm của Tô Lâm

Ông trùm truyền thông Nguyễn Công Khế là ai và giàu cỡ nào

Thủ tướng Phạm Minh Chính xin từ chức, trợ lý Thủ tướng bị bắt