Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm thành công kiểm soát BCA

Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm. Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo. Ngày 28/5/2024, Tô

Dàn trận giải cứu Việt Á

Dường như đại án Việt Á chỉ 'sờ' tới những quan chức cấp bộ như cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh mà không dám lên cao nữa. Cây viết Bùi Thanh Hiếu có bài phân tích chỉ ra thực tế rằng, đang có chiến dịch giải cứu Việt Á. Ở đó, những ông trùm đang thương thảo, dàn xếp để cơ quan điều tra không gõ cửu tới nhà cựu phó thủ tướng Vũ Đức Đam, và sau cùng là trùm cuối vợ chồng cựu Thủ tướng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Dưới đây, DaiNgu.Com xin  đăng tải toàn bộ bài viết của Hiếu Gió để bạn đọc hiểu thêm.

Bùi Thanh Hiếu_4000 tỷ là con số mà Việt Á thu lợi bất chính. 800 tỷ là con số mà nhóm Phan Quốc Việt đã hối lộ cho các quan chức.

Thế nhưng sau nhiều lần trì hoãn kết luận điều tra, buộc theo cam kết cuối cùng, quý 3 năm 2023 cơ quan công an đã đưa ra kết luận điều tra là con số hối lộ là hơn 100 tỷ và số tiền nhà nước bị thiệt hại là hơn 400 tỷ.

Nhà nước đã thu hồi 1700 tỷ từ vụ Việt Á.

Vậy có phải nhà nước thiệt hại 2100 tỷ và đã thu hồi 1700 tỷ, giờ còn 400 tỷ ?

Hay là tổng số mà nhà nước bị thiệt hại chỉ có 400 tỷ.

Vậy số 1700 tỷ bị thu ấy, sẽ trừ đi 400 tỷ và trả lại cho các đối tượng 1300 tỷ ?

Nhìn vào kết luận điều tra thì thấy con số hối lộ là 100 tỷ và 6 đối tượng nhận hối lộ và tổng số nhà nước thiệt hại chỉ có 400 tỷ.

So với ban đầu là hụt mất 700 tỷ, nếu như 700 tỷ này bị hụt đi, có nghĩa nhiều đối tượng nhận hối lộ cũng bị hụt đi.

Tức có nhiều đối tượng đã nhận hối lộ 700 tỷ của Việt Á được bỏ ra ngoài kết luận điều tra, nên số tiền cũng được bỏ đi theo. Có thể còn kéo theo là 1700 tỷ kia cũng sẽ bớt đi với tỷ lệ tương đương.

Chỉ cần so với những thông tin ban đầu khi khởi tố vụ Việt Á với kết luận điều tra bộ công an mới đưa ra mấy hôm trước, đã thấy những con số bị hao hụt đi rất lớn.

Người ta đoán được dư luận sẽ đặt câu hỏi số tiền hối lộ, thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho nhà nước kia biến đi đâu.

Cho nên họ đã dàn trận đồ truyền thông, đưa ra những tình tiết gây tranh cãi trong cái khuôn khổ họ đã định, để cho dư luận mải mê tranh cãi vào đó mà quên đi cái tổng thể.

Ví dụ họ đưa tình tiết Chu Ngọc Anh quên 200 nghìn usd, họ biến đổi tội danh Chu Ngọc Anh.

Cho báo chí khai thác đề tài này thật sâu, gây bức xúc trong dư luận, điều chỉnh dư luận bám quanh vấn đề này bàn tán. Quên luôn chuyện tại sao 800 tỷ hối lộ còn có 100. Quên luôn chuyện là còn những đối tượng lớn, còn có những số tiền rất lớn đã được gạt khỏi kết luận điều tra.

Những câu chuyện quên 200 nghìn usd, nhận mấy chục, mấy trăm nghìn nói câu cám ơn

- Vẽ chuyện

- Khách sáo qúa

Những tình tiết như này sẽ được khai thác triệt để trên truyền thông.

Dư luận hãy tỉnh táo, bàn chuyện Chu Ngọc Anh quên 200 nghìn usd, tức quên 4,5 tỷ cũng vừa thôi.

Nếu Chu Ngọc Anh quên 4,5 tỷ. Nhưng cơ quan điều tra quên 700 tỷ hối lộ.

Cái nào đáng phải bàn hơn ?

Đừng quá sa đà vào cái nhỏ do người ta bày trận ra mà quên đi cái lớn họ đã che đậy đi.

Người ta lúc đầu làm thật để lấy bằng chứng buộc tội nhau, bắt đối thủ phải quy phục đi đến thoả thuận. Thoả thuận xong rồi thì họ làm cho vụ án nhỏ đi , tính chất cũng nhẹ đi.

Làm sao mà một vụ phó có thể dẫn Việt Á đi gặp hết bộ trưởng này đến bộ trưởng khác để hối lộ tiền ?

Làm sao những bộ trưởng lại cầm tiền hối lộ đơn giản như thế  để làm sai một vấn đề quan trọng, có tính sống còn của dân tộc, là chống đại dịch.

Nếu không có tầm uỷ viên Bộ Chính Trị có lời, không phải cấp trên chỉ thị miệng, thì bố bảo bộ trưởng tầm uỷ viên trung ương dám nhận tiền của Việt Á để tác động một chuyện có quan trọng vào thời điểm như thế.

Cần phải làm rõ vai trò của Vũ Đức Đam, Nguyễn Xuân Phúc trong vụ án Việt Á. Không thể nói khơi khơi là do cấp dưới làm, mình không biết gì rồi xin từ chức, hạ cánh an toàn sống ung dung ngạo nghễ đến hết đời trong cảnh giàu sang được.

Mắt xích quan trọng nhất trong vụ Việt Á là phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Từ Đam sẽ dẫn đến vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc.

Bỏ qua vai trò và trách nhiệm của Vũ Đức Đam trong vụ án này sẽ khiến dư luận dấy lên nghi vấn chuyện chống tham nhũng chỉ từ cổ trở xuống như bấy lâu nay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những sai phạm của Tô Lâm

Ông trùm truyền thông Nguyễn Công Khế là ai và giàu cỡ nào

Thủ tướng Phạm Minh Chính xin từ chức, trợ lý Thủ tướng bị bắt