Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm thành công kiểm soát BCA

Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm. Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo. Ngày 28/5/2024, Tô

Vì sao Nguyễn Công Khế không bị xử lý khi bán đất vàng?

Theo cây viết Người Buôn Gió, vụ giao đất vàng ở vị trí đắc địa tại đường Lê Duẩn, Tp. Hồ Chí Minh có liên quan tới nhiều quan chức chóp bu, điển hình như ông Phan Văn Mãi, đương kim Chủ tịch TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu Thủ tướng, Chủ tịch nước... Đó có thể là lý do hiện chưa xử lý được ông trùm truyền thông Nguyễn Công Khế. Dưới đây DaiNgu.com xin trích dẫn bài viết của Hiếu Gió để bạn đọc tham khảo.

Tháng 9 năm 2020 cựu phó chủ tịch TP HCM lãnh án 8 năm tù giam vì tội vi phạm quản lý đất đai, tài sản nhà nước.

Tóm tắt vụ việc như sau :

Ông Tài giao đất cho công ty Levenue, lô đất nằm ở vị trí đắc địa 8-12 đường Lê Duẩn, Tp HCM với thời gian thuê là 50 năm. Việc này được kết luận sai phạm không thông qua đấu giá. Công ty Levenue mới thành lập, chưa có kinh nghiệm đã gửi văn bản xin tham gia dự án, và được ông Tài chấp nhận do chỗ quen biết.

Nguyên nhân là trong cổ phần công ty Levenue có bà Lê Thị Thanh Thuý, tình nhân của ông Tài góp vốn 30%. Bà Thuý là chủ công ty Hoa Tháng Năm , cùng với công ty quản lý nhà giữ 20% và bốn công ty của Bộ Công Thương chia nhau giữ 50% còn lại, tức mỗi công ty này giữ 12,5%.

Sau đó 4 công ty này cùng lúc bán số cổ phần mình giữ trong Levenue cho Kinh Đô, thu lời 50 tỷ tiền lãi cho mỗi công ty. Điều rất đểu cáng là số tiền đầu tiên mà 4 công ty này mua cổ phần Levenue là vay của chính công ty Kinh Đô.

Kết luận sai phạm của ông Tài là giao đất thuê theo hình thức chỉ định, không thông qua đấu giá. Mức giá thuê tự tính theo cơ chế thị trường.

Ông Tài là người ký những văn bản giao đất. Mặc dù ông nói vụ việc đã trình bày cấp trên lúc đó là ông Lê Thanh Hải. Tuy nhiên VKS, Toà Án chỉ căn cứ vào những văn bản ông ký.

Thế nhưng cũng vào thời điểm đó, ông Tài còn ký văn bản giao khu đất 151-155 bến Vân Đồn cho báo Thanh Niên dựa theo tờ trình của báo này do ông Nguyễn Công Khế là tổng biên tập. Tờ trình ( số 249 -CV-TN ngày 14 tháng 10 năm 2008) ấy xin sửa đổi mục đích khu  đất 151-55 Bến Vân Đồn của nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội mục xây căn hộ cho thuê thành căn hộ cao cấp.

Trước đó vì lý do báo Thanh Niên không có chức năng xây dựng và kinh doanh cho thuê bất động sản. Để hợp thức chi tiết này, Khế đã lập ra  công ty cổ phần Bất Động Sản Báo Thanh Niên để nhận đất. Công ty CPBDS Báo Thanh Niên được sự chấp thuận của ông Phan Văn Mãi.

Ông Mãi lúc đó là bí thư trung ương đoàn, cơ quan chủ quản của báo Thanh Niên.

Khi thành lập chóng vánh công ty CPBDS báo Thanh Niên có 42% vốn của báo Thanh Niên do Nguyễn Quang Thông đại diện.

Đặng Thanh Thuỷ đại diện Vinpcariland giữ 20%

Trần Minh Sơn đại diện Sun Group giữ 10%

Nguyễn Công Khế đại diện Công ty cổ phần tập đoàn truyền thông Thanh Niên giữ 10% ( công ty truyền thông này do Khế lập ra và làm chủ mượn mác báo Thanh Niên để đi cướp doanh nghiệp). Khế được làm chủ tịch hội đồng quản trị công ty bất động sản báo Thanh Niên.

18% còn lại chia cho các cá nhân, bậu xậu có ảnh hưởng, quyền lực.

Cũng trong ngày 14 tháng 10 năm 2008 sau khi công văn 249  đứng tên báo Thanh Niên gửi đi xin sửa đổi mục đích căn hộ cho thuê thành căn hộ cao cấp, ý đồ nhóm lợi ích do Khê cầm đầu ở công ty bất động sản đã tính đến nước bán sang tay dự án này. Khế gửi tiếp công văn 250 hối thúc việc giao đất, trong công văn này Khế nêu rõ đã được sự đồng ý của văn phòng chính phủ ( văn bản do ông Phúc ký).

Phó chủ tịch tp HCM Nguyễn Thành Tài đã căn cứ công văn 3297 của văn phòng thủ tướng, công văn  số 9628 của Bộ Tài Chính, Tài gửi công văn số  6325 UBND  xin văn phòng chính phủ đồng ý cho nhóm lợi ích do Khế cầm đầu được sửa đổi mục đích thành văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ ( bán được) với quy mô là 120 căn hộ cho 500 dân ở.

Rất nhanh như có thể, ngày 13 tháng 10 Tài gửi công văn xin chuyển đổi đến VPCP, thì ngày hôm sau 14 tháng 10 nhóm Khế đã gửi công văn 249, 250 thông báo VPCP đã chấp nhận và đề nghị uỷ ban TPHCM giao đất ngay.

Nhờ sự trợ giúp của ông Phúc chủ nhiệm VPCP đã làm việc cấp tốc trong đêm, nó nói lên sự khẳng định quan hệ của ông Phúc với nhóm lợi ích do Khế cầm trịch cũng như dự án béo bở hàng ngàn tỷ ở 151-155 bến Vân Đồn.

Đòi đất được đất, đòi sửa đổi mục đích được sửa đổi.

Nhưng dù ông Phúc đồng ý , ông khác lại cho rằng quyết định cho nhanh chóng như thế trong một đêm là  phải xem xét lại

Phải mãi đến năm 2016, khi Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng, đệ tử của Phúc là Lê Văn Khoa làm phó chủ tịch thành phố mới ra quyết định cho Khế thực hiện chuyển đổi mục đích khu đất vàng 151-155 Bến Vân Đồn.

Các văn bản, công văn sẽ để ở dưới còm để tránh bài viết bị báo cáo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những sai phạm của Tô Lâm

Ông trùm truyền thông Nguyễn Công Khế là ai và giàu cỡ nào

Thủ tướng Phạm Minh Chính xin từ chức, trợ lý Thủ tướng bị bắt