Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm thành công kiểm soát BCA

Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm. Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo. Ngày 28/5/2024, Tô

Võ Văn Thưởng là tân Chủ tịch nước Việt Nam thay Nguyễn Xuân Phúc?

Câu hỏi Tân chủ tịch nước Việt Nam là ai để thay ông Nguyễn Xuân Phúc được đông đảo người dân trong nước quan tâm. Mới đây, các nguồn tin từ Hà Nội gửi ra ngoài cho biết, Võ Văn Thưởng sẽ là chủ tịch nước mới.

Cụ thể, Tờ RFI trích dẫn bài viêt của giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc Phòng Úc ngày 20/02/2023 khẳng định ông Thưởng đã được chọn. Blogger Người Buôn Gió với nguồn tin từ Hà Nội cũng phát biểu trên tờ Thoibao.com điều tương tự

Ai sẽ là tân chủ tịch nước Việt Nam?

Các nguồn tin từ Hà Nội thời gian gần đây tiết lộ Bộ Chính trị đã đồng ý sắp xếp cho ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư, làm chủ tịch nước.

Cụ thể, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã nhóm họp ngày 14/02/2023 và đạt được đồng thuận ứng viên chức Chủ tịch nước đối với ông Thưởng. Tân chủ tịch nước Việt Nam sẽ đảm nhiệm chức vụ cho đến khi hết nhiệm kỳ hiện nay, vào năm 2026.

Bộ Chính Trị sẽ triệu tập Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSVN vào các ngày 27 và 28/02 để xem xét quyết định của Bộ Chính Trị đề xuất ông Võ Văn Thưởng làm chủ tịch nước. Nếu BCHTW Đảng chấp thuận việc chỉ định ông Thưởng, tên của ông sẽ chính thức được trình lên Quốc Hội để bầu làm chủ tịch nước vào quãng ngày 20/05/2023.

Ông Thưởng có cơ hội lớn vươn tới vị trí quyền lực Tổng Bí Thư

Ông Thưởng sinh tháng 12/1970 ở tỉnh Hải Dương (miền Bắc), là ủy viên Bộ Chính Trị trẻ nhất. Lý lịch chính thức ghi ông quê quán tỉnh Vĩnh Long (miền Nam). Là sinh viên chuyên ngành Triết học Marx-Lenin, ông tốt nghiệp cử nhân Triết học Marx-Lenin và sau đó tốt nghiệp Lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Ông Thưởng là một quan chức Đảng trung kiên và thuộc nhóm cộng sự thân tín thu hẹp của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông đồng thời là phó Ban Chỉ  Đạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng và các tiêu cực.

Khi Đại Hội Đảng lần thứ 14 họp vào năm 2026, ông Thưởng xấp xỉ 56 tuổi và có thể sẽ phục vụ thêm một thập niên nữa ở chức vụ cao nhất trong Đảng. Nếu làm tốt vai trò chủ tịch nước, ông Thưởng sẽ là một ứng viên đương nhiên, thay thế ông Trọng làm tổng bí thư Đảng.

Ghế chủ tịch nước Việt Nam không thiêng

Mặc dù trước đó có nhiều đồn đoán rằng Bộ trưởng công an Tô Lâm sẽ ngồi ghế này, nhưng với những toan tính của mình, ông Tô Lâm không ngồi vào chiếc ghế có quá nhiều điềm rủi ở mấy nhiệm kỳ gần đây.

Các nguồn tin tại Hà Nội cho biết là ông Tô Lâm đã từ chối đề xuất ông làm ứng viên và muốn tiếp tục làm bộ trưởng Công An cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ hai.

Từ khi ông Trương Tấn Sang, một người từng bị kỷ luật ở vụ Năm Cam ngồi ghế chủ tịch nước, tính đến nay, ghế này không may mắn gì. Ông Trần Đại Quang kế nhiệm bị bệnh lạ qua đời, ông tổng bí thư Trọng ngồi tạm thay thì bị đột quỵ, đến khi ông Nguyên Xuân Phúc ngồi tiếp chưa đầy hai năm thì bị buộc từ chức.

Ông Võ Văn Thưởng, 52 tuổi, xuất thân từ những hoạt động trong đoàn thanh niên, hầu hết sự nghiệp ông đều gắn bó với đoàn. Nói như trong bóng đá, ông là một cầu thủ dự bị, không có gì xuất sắc, nhưng cũng không để lại tai tiếng. Một dạng người có cũng như không, đang rất cần thiết trong cơ chế đặc biệt của đảng cộng sản.

Bởi tính chất các phe phái tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng rất gay gắt, nên người ta thường để một nhân vật trung dung, nhạt nhòa làm dự bị khi cần, để người đó vào vị trí mà các bên không ai muốn nhường ai.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những sai phạm của Tô Lâm

Ông trùm truyền thông Nguyễn Công Khế là ai và giàu cỡ nào

Thủ tướng Phạm Minh Chính xin từ chức, trợ lý Thủ tướng bị bắt