Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm thành công kiểm soát BCA

Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm. Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo. Ngày 28/5/2024, Tô

Chủ tịch nước Việt Nam chỉ là bù nhìn thuần túy mà không có thực quyền

Nhiều người dân không biết rằng, ở Việt Nam chức Chủ Tịch Nước như một người lái tàu không được cầm vô lăng, có danh mà không thực quyền. Quyền lực thật sự của chức Chủ Tịch Nước là có chân trong Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thay vì những quyền được ghi trong Hiến pháp.

Chức Chủ Tịch Nước Việt Nam quyền lực đến đâu trong Tứ Trụ?

Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, theo Hiến pháp là “người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Tuy vậy, người đứng đầu bộ máy hành chính quốc gia lại là Thủ tướng, người có thực quyền rất rộng lớn.

Hiến pháp trao cho Chủ tịch nước một nhóm quyền hạn nghe thì có vẻ không đến nỗi ít ỏi, nhưng thực tế thì quả là ít ỏi. Các quyền đó bao gồm công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; có một ít quyền khá giống với quyền phủ quyết đối với pháp lệnh; có khá nhiều quyền liên quan đến việc đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh cao nhất trong chính quyền; và, trên hết, đó là quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang.

Nghe thống lĩnh các lực lượng vũ trang thì quả là to tát, vì có súng trong tay. Nhưng các lực lượng vũ trang Việt Nam chưa bao giờ nằm trong tay chủ tịch nước, nó nằm ở Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Bí thư Quân ủy Trung ương thời gian gần đây bao giờ cũng là tổng bí thư, phó bí thư là bộ trưởng quốc phòng. Chủ tịch nước chỉ là ủy viên thường vụ. Duy chỉ có tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là làm tới bí thư Quân ủy Trung ương.

Bởi vậy nên chủ tịch nước không có súng. Tiền cũng không, vì quyền hành với ngân sách quốc gia lại nằm ở thủ tướng. Quyền hành của chủ tịch nước, do vậy, nằm chủ yếu ở việc ký các quyết định thăng cấp trong quân đội, quyết định khen thưởng, quyết định liên quan đến quốc tịch, quyết định liên quan đến đặc xá, các quyết định liên quan đến lễ tân ngoại giao, v.v.

Có lẽ quyền lực thực sự của vị trí chủ tịch nước lại nằm ở việc người nắm giữ nó có chân trong Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Nếu không chen được vào hai cơ quan này thì chủ tịch nước thực sự chỉ là bù nhìn thuần túy. Vậy nên, khi xét đến quyền lực thực sự của một lãnh đạo chính trị Việt Nam, người ta không thể chỉ xét đến quyền lực theo pháp luật, mà quan trọng hơn là phải xét đến quyền lực trong đảng và sức ảnh hưởng cá nhân của người đó.

Theo Luật Khoa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những sai phạm của Tô Lâm

Ông trùm truyền thông Nguyễn Công Khế là ai và giàu cỡ nào

Thủ tướng Phạm Minh Chính xin từ chức, trợ lý Thủ tướng bị bắt